Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng và nạo vét hạch

1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng và nạo vét hạch

  • Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại tràng + nạo vét hạch
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt đoạn đại-trực tràng và nạo vét hạch là phẫu thuật cắt bỏ một đoạn đại tràng chậu hông và trực tràng và lấy đi toàn bộ mạc treo tương ứng, cột động mạch mạc treo tràng dưới tận gốc bằng phương pháp mổ nội soi. Lập lại lưu thông đường tiêu hóa bằng nối đại tràng xuống hoặc đại tràng chậu hông với đoạn trực tràng còn lại bằng máy khâu nối.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Ung thư đại tràng

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Thường áp dụng nhất cho các trường hợp tổn thương ác tính ở trực tràng đoạn 1/3 trên hoặc phần thấp đại tràng chậu hông .

Chống chỉ định:

  • Biến chứng của khối u ung thư gây khó khăn, kéo dài thời gian mổ như thủng gây viêm phúc mạc, áp -xe, tắc ruột…
  • Người bệnh già yếu hoặc có các bệnh nặng phối hợp không thể thực hiện được phương pháp mổ nội soi (ví dụ như suy tim, suy chức năng hô hấp…)
  • Ung thư đã di căn xa, vào các tạng lân cận, đặc biệt là phúc mạc không có khả năng cắt bỏ.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Phẫu thuật ít xâm hại, phục hồi nhanh, thời gian nằm viện ngắn.
  • Trong phẫu thuật, các bác sĩ sử dụng dao siêu âm, vừa cắt vừa cầm máu do vậy bệnh nhân sẽ không mất máu.
  • Phẫu tích các vùng sâu như rốn lách, tâm vị, cuống gan vét toàn bộ các nhóm hạch cũng thuận lợi hơn mổ mở.
  • Độ phóng đại gấp 4 lần nên sẽ quan sát được rõ mạch máu, tổ chức và hạch di căn để vét hạch triệt để hơn. Bệnh nhân không có tai biến, biến chứng, nhiễm trùng và tắc ruột sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh.

Nhược điểm:

Chi phí thực hiện phẫu thuật lớn.

4. Quy trình thực hiện – cắt toàn bộ đại tràng và nạo vét hạch

Bước 1: Chuẩn bị:

Trước khi thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ sẽ giải thích kỹ về tình trạng bệnh cũng như các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình mổ, biến chứng sau mổ cho bệnh nhân hiểu rõ, đồng thời bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát, đánh giá tình trạng sức khỏe có đáp ứng cuộc mổ hay không.

Bước 2: Tiến hành:

  • Gây mê nội khí quản
  • Bệnh nhân nằm ngửa, dạng 2 chân và được cố định chặt vào bàn mổ, được đặt sonde tiểu trước mổ.
  • Đặt trocar
  • Do dẫn lưu bạch huyết của đại tràng và trực tràng đi theo các cuống mạch chính do đó trong phẫu thuật cắt toàn bộ đại tràng, cuống mạch nuôi được thắt sát gốc.
  • Phẫu tích đại tràng từ ngoài vào
  • Phẫu tích đại tràng từ trong ra:
  • Cắt đại tràng xích ma tương ứng với vị trí cắt mạch bằng máy cắt nội soi.
  • Mổ bụng 7cm ở hố chậu phải để lấy bệnh phẩm và cắt hồi tràng cách góc hồi manh tràng khoảng 10cm tương ứng với đoạn đã thắt mạch.
  • Lập lại lưu thông tiêu hóa: Đóng lại vết mổ, bơm hơi ổ bụng và tiếp tục thì nội soi. Thực hiện miệng nối hồi-trực tràng cao bằng máy nối tròn cỡ 29. Có thể khâu tăng cường miệng nối bằng một vài mũi rời. Kiểm tra miệng nối để đảm bảo miêng nối kín, không căng. Khâu đính mạc treo hồi tràng vào phúc mạc thành sau.
  • Hút rửa sạch ổ bụng, cầm máu. Đặt dẫn lưu Douglas, đặt sonde hậu môn. Đóng các lỗ trocar.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau vết mổ
  • Khó chịu, căng tức vùng bụng.
  • Cảm giác bí đái

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Chảy máu, xì rò nước tiểu.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vết mổ

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Đây là kỹ thuật khó, cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao, do đó trước khi quyết định phẫu thuật thì người bệnh cần tìm địa chỉ y tế có chất lượng, uy tín cao.

Cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của bác sĩ về sử dụng thuốc và chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *