Hạch nền: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Hạch nền

Hạch nền là gì?

Hạch nền là một tập hợp các cấu trúc trong não bao gồm các thể vân (nhân đuôi, nhân bèo sẫm, nhân cầu nhạt), chất đen và nhân dưới đồi. Các cấu trúc này nằm sâu trong mỗi bán cầu đại não. Hạch nền có vai trò tích hợp các dự báo từ vỏ não và truyền thông tin qua đồi thị đến vỏ não vận động để lên kế hoạch và thực hiện các cử động phức tạp.

Bệnh hạch nền là gì?

Bệnh hạch nền là một nhóm các rối loạn chức năng thực thể xảy ra khi nhóm các nhân trong não không thể kiểm soát được các hành động không mong muốn hoặc hoặc châm mồi các vòng neuron vận động để bắt đầu chức năng vận động.

Nguyên nhân bệnh Hạch nền

Một số trường hợp gây chấn thương não bộ làm tổn thương hạch nền. Các nguyên nhân thường gặp như:

Hạch nền: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  • Ngộ độc các kim loại nặng, ngộ độc đồng, Mangan, ngộ độc khí CO.
  • Ngộ độc ma túy do sử dụng ma túy quá liều.
  • Do đột qụy, do chấn thương đầu gây chấn thương não bộ làm tổn thương hạch nền.
  • Mắc các bệnh về nhiễm trùng, khối u, các bệnh lý về gan, bệnh lý về vấn đề chuyển hóa.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị tâm thần trong thời gian dài.

Triệu chứng bệnh Hạch nền

Người bệnh mắc bệnh hạch nền có thể gặp khó khăn khi bắt đầu, dừng lại hoặc duy trì vận động. Các triệu chứng của thường gặp của bệnh hạch nền như:

  • Thay đổi vận động (vận động không không tự ý hoặc chậm chạp). Vận động, lời nói, khóc không kiểm soát, lặp đi lặp lại.
  • Xuất hiện tăng trương lực cơ, co thắt cơ, cứng cơ, run.
  • Gặp các vấn đề về tìm kiếm từ ngữ diễn đạt.
  • Đi lại khó khăn.

Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần đi kiểm tra và khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động hàng ngày.

Hạch nền: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đối tượng nguy cơ bệnh Hạch nền

Bệnh hạch nền gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến hơn ở người già. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như:

  • Người mắc rối loạn trương lực cơ.
  • Người mắc bệnh Huntington (rối loạn trong đó các tế bào thần kinh ở một số nơi của não mất đi hoặc thoái hóa).
  • Bệnh teo cơ đa hệ thống.
  • Bệnh Parkinson.
  • Liệt trên nhân tiến triển (rối loạn vận động do tổn thương các tế bào thần kinh trong não).
  • Bệnh Wilson.
  • Người bệnh mắc các bệnh này cần được đi khám định kỳ và thường xuyên để được tư vấn, điều trị kịp thời đạt kết quả tốt.

Phòng ngừa bệnh Hạch nền

Bệnh hạch nền hiện nay có thể được phòng ngừa bằng cách giảm thiểu chấn thương vùng đầu gặp phải, thực hiện ăn uống đảm bảo dinh dưỡng nâng cao sức khỏe. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh cần đi khám có biện pháp điều trị tốt nhất.

Các biện pháp chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh hạch nền kết hợp giữa việc thăm khám lâm sàng, kiểm tra di truyền, tiền sử mắc bệnh cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

  • Thăm khám lâm sàng xác định các triệu chứng của bệnh hạch nền. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định triệu chứng bệnh đồng thời kiểm tra tiền sử mắc bệnh của bản thân và di truyền của gia đình.
  • Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm tổn thương não. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh như MRI, CT đầu; CHT mạch máu não hay chụp xạ hình cắt lớp (PET) để xem sự chuyển hóa từ não. Các kỹ thuật này mang lại hiệu quả và độ chính xác cao giúp cho việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả.
  • Xét nghiệm máu đánh giá chuyển hóa các chất trong cơ thể, đánh giá chức năng các cơ quan như tuyến giáp, chức năng gan, xác mức độ tổn thương trong cơ thể giúp ích cho việc điều trị và tiên lượng bệnh.
  • Xét nghiệm di truyền giúp đánh giá tính chất bệnh gia đình để tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị

Việc điều trị bệnh hạch nền tùy theo nguyên nhân và tình trạng của người bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi tình trạng bệnh giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt hơn. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt và nhanh hồi phục.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *