Cua là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng nhiều khoáng chất có lợi, nhưng không vì thế mà bạn ăn cua vô tội vạ, mà cần tuân theo một số nguyên tắc nếu không muốn “rước bệnh” vào người.
Bạn thấy đấy, 100g cua đồng bỏ mai và yếm chứa đến 74.4g nước, 12.3g protid, 3.3g lipid, 2g glucid cùng 89g calo. Ngoài ra, lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4.7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…
Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane. Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú, cua luôn được xem là thực phẩm vàng cho sức khỏe mỗi gia đình. Tuy nhiên, ăn cua cần chú ý một số những điều nhất định sau đây.
1. Lưu ý gì khi ăn cua?
Sau khi ăn cua không nên uống trà
Nước trà có thể làm loãng axít trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đông đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn không nên uống trà khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một tiếng.
Không ăn quả hồng trong khi và sau khi ăn cua
Tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Thậm chí, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, bạn không ăn quả hồng trong khi và sau khi ăn cua.
Không bao giờ ăn cua sống
Trong thịt cua chứa nang trùng Lungfluke (đỉa phổi), loại ký sinh trùng này ký sinh trong phổi, kích thích, phá hủy các tổ chức của phổi, xâm nhập não gây ra chứng co giật, bại liệt. Do đó, bạn không được ăn cua sống. Ngoài ra, trước khi chế biến, cần làm sạch sơ chế cua cẩn thận để loại bỏ bớt các vi khuẩn trên mình cua. Sau đó, nấu cua ở nhiệt độ cao để đảm bảo không mắc phải các bệnh do loài trùng này gây ra.
Bạn tuyệt đối không nên ăn cua sống.
Không nên ăn cua chết
Cua chết không những làm mùi vị của món ăn kém thơm ngon mà còn sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể bạn. Cụ thể hơn, trong cua có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine gây dị ứng hệ miễn dịch.
Để càng lâu, lượng chất độc histamine sinh ra càng nhiều, khi ăn vào sẽ gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như đau bụng, đau đầu, choáng váng, tức ngực, ngạt thở và nôn mửa.
Không ăn lại cua đã chế biến
Thịt cua có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu… Đặc biệt việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc. Do đó, bạn nên ăn cua đã chế biến hết trong một bữa chứ không nên để lại cho bữa sau.
Không ăn quá nhiều cua
Thịt cua có tính hàn, vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng, đi ngoài.
2. Thực phẩm kỵ với cua, bạn không nên kết hợp chung
Một số thực phẩm đại kỵ với cua mà bạn không bao giờ được kết hợp chúng với nhau, bao gồm:
- Cần tây: Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Cá chạch: Cua với cá chạch chức năng tương phản, nếu ăn chung sẽ gây trúng độc.
- Cà tím: Cà tím vị ngọt tính hàn, cua tính hàn, ăn cùng hại đường ruột.
- Lạc: Lạc giàu lipit, đồ mỡ ngậy gặp đồ tính hàn dể gây đau bụng ỉa chảy, nên cua và lạc không nên ăn cùng. Người yếu đường ruột càng phải kiêng kỵ.
- Dưa bở: Dưa bở tính vị ngọt hàn mà trơn, có thể trừ nhiệt thông tiện; cua cũng là thức ăn tính lạnh. Dưa bở nếu ăn chung với cua sẽ tổn thường đường tiêu hóa, dễ gây tiêu chảy.
- Khoai tây: Cua không nên ăn chung với khoai tây, vì hai thứ ăn chung dễ kết sỏi trong cơ thể, rất bất lợi cho sức khỏe. Cho nên phải chú ý.
- Lê: Lê vị ngọt hơi chua, tính hàn; cua cũng tính hàn. Hai thứ nếu ăn chung sẽ tích trong bụng, làm tổn hại đường tiêu hóa.
- Nước đá: Cua bản thân tính hàn vị mặn, lại ăn chung với đồ lạnh càng năng thêm, người có bệnh dà dày, cảm, ho, tiêu chảy không nên ăn.
- Bí đỏ: Cua ăn chung với bí đỏ gây hậu quả rất nghiêm trọng, sẽ gây ngộ độc.
- Cam: Cam có đặc tính tụ thấp sinh đờm; mà cua tính khí cũng thuộc hàn lạnh, ăn chung tất nhiên sẽ gây tụ đàm, ngưng khí, cho nên đừng ăn chung.
- Kiwi: Cua với trái kiwi dinh dưỡng đều rất phong phú, nhưng nếu ăn chung sẽ gây trúng độc, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
- Táo tàu: Cua tính vị mặn hàn; táo tàu tính vị ngọt ôn. Tính vị, công hiệu của hai thứ ngược nhau, ăn chung sẽ dễ bị hàn nhiệt.
- Mật ong: Cua tính hàn; mật ong ăn nhiều quá dễ gây tiêu chảy. Nếu ăn chung hai thứ sẽ kích thích đường tiêu hóa, dê gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc.
- Khoai lang: Cua không hợp với khoai lang, vì hai thứ ăn chung dễ gây sỏi trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe, cần chú ý.
- Thức ăn lạnh: Thức ăn lạnh chỉ thức uống mùa hè như nước đá, kem, dễ làm giảm nhiệt độ trong dạ dày, ăn chung với cua dễ gây tiêu chảy. Cho nên sau khi ăn cua không nên ăn đồ lạnh.
Trên đây là một số thông tin về lưu ý khi ăn cua. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết cách bổ sung thịt cua vào thực đơn hàng ngày một cách phù hợp hợp nhất làm sao để tốt cho sức khoẻ cả gia đình.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.