Bác sĩ giải thích bệnh hạ đường huyết: Nguyên nhân và cách đề phòng

Hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung Insulin hay tự ý uống thuốc trị bệnh tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ. Chúng ta cùng nghe bác sĩ giải thích bệnh hạ đường huyết: Nguyên nhân và cách đề phòng.

1. Hạ đường huyết là gì?

Các bác sĩ giải thích bệnh hạ đường huyết như sau:

Hạ đường huyết, tên tiếng Anh là Hypoglycemia chỉ một tình trạng đặc trưng cơ thể được gây ra bởi sự thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose) – Nguồn năng lượng chính của cơ thể.

Hạ đường huyết thường liên quan đến quá trình điều trị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, một số người dù không mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị hạ đường huyết với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, chân tay run rẩy, người xanh xao.

2. Bác sĩ giải thích bệnh hạ đường huyết do đâu?

Đối với người bệnh điều trị qua cơ chế gây hạ đường huyết của insulin, bác sĩ giải thích bệnh hạ đường huyết có thể do nguyên nhân sau đây:

Quá liều insulin:

Việc insulin hấp thu quá nhanh hoặc kéo dài do loạn dưỡng mỡ dưới vùng da cơ thể ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm ở những vùng hoạt động nhiều (tay, chân…) hay chườm nóng sau khi tiêm insulin.

Sai lầm về chế độ ăn:

Ăn uống sai lầm không đủ chất và đủ bữa làm hạ đường huyết
  •  Ăn quá chậm sau khi tiêm insulin.
  •  Ăn không đủ bữa hoặc thiếu bữa ăn phụ.
  •  Bỏ bữa, ăn quá ít những vẫn tiêm insulin.
  • Hoạt động thể lực không khoa học và thường xuyên.

Đối với người bệnh điều trị bằng thuốc viên (sulfamid), bác sĩ giải thích bệnh hạ đường huyết có các nguyên nhân sau:

Uống thuốc không đúng cách:

  • Uống quá liều.
  • Uống thuốc quá xa bữa ăn chính.
  • Không ăn nhưng vẫn uống thuốc.
  • Tự động uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Hoạt động thể lực quá sức.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

Uống nhiều rượu vì rượu ngăn không cho gan đưa đường vào máu cũng như tăng tác dụng và sản xuất insulin từ tuyến tụy. Ảnh hưởng của rượu có thể kéo dài tới ngày hôm sau.

Mắc các bệnh nhiễm vi khuẩn như nhiễm trùng phổi và đường tiết niệu, đặc biệt ở người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão.

Các bệnh trầm trọng về thận, gan, tuyến giáp, ung thư.

Rối loạn hormon nội tiết.

Việc uống nhiều rượu cũng gây nên tình trạng hạ đường huyết vào hôm sau

3. Phòng ngừa bệnh Hạ đường huyết

Sau khi các bác sĩ giải thích bệnh hạ đường huyết nguyên nhân do đâu ? Chúng ta dựa vào các nguyên nhân đó hình thành bệnh để có biện pháp phòng tránh bệnh kịp thời.

-Luôn có một bữa sáng chất lượng để cung cấp đủ năng lượng. Lưu ý: hạn chế ăn ngũ cốc đóng gói mà hãy ăn bánh mỳ với chút hoa quả ép.

-Ăn ít, chia thành nhiều bữa, không nên để khoảng cách giữa 2 bữa quá 3 giờ. Năng lượng hạ vào buổi chiều có thể làm giảm đường huyết.

-Ăn các loại thức ăn có chưa tinh bột – đường phức trong mỗi bữa ăn: như khoai lang, bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, mỳ, gạo, lúa mạch…

-Nếu bạn uống các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, sô-cô-la và đồ uống hộp thì nên dùng chúng sau bữa ăn và không bao giờ uống khi dạ dày rỗng.

-Luôn bổ sung các bữa phụ với các thực phẩm giàu protein như ăn 1 quả táo cùng với hạnh nhân. Nên bổ sung nhiều cần tây, cà-rốt hay súp lơ xanh, sữa chua với các loại hạt hay quả tươi với 1/2 thìa hạt bí hay hạt hướng dương

Sau khi nắm được kiến thức từ lời bác sĩ giải thích bệnh hạ đường huyết, bạn phải hiểu và ứng dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh hạ đường huyết. Từ đó, có một sức khỏe tốt nhất để vui chơi và làm việc hiệu quả.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *