Dậy thì sớm ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Dậy thì sớm ở nam

Dậy thì sớm (sexual precocity) là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường như sự phát triển ngực, lông mu ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi hoặc kinh nguyệt xuất hiện trước 9,5 tuổi và sự phát triển tinh hoàn, lông mu xảy ra trước 9 tuổi ở trẻ trai.

Phân loại dậy thì sớm: gồm 3 loại.

  • Dậy thì sớm trung ương: Thường xảy ra do các bệnh lý hoặc các tổn thương trong não hoặc tủy sống như viêm não hay viêm màng não; các khối u trong não hay cột sống;…
  • Dậy thì sớm ngoại vi: thường ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương.
  • Dậy thì sớm không hoàn toàn: Một đặc tính sinh dục nào đó phát triển sớm và riêng lẻ, thường không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm, nó bao gồm: tuyến vú phát triển sớm đơn độc (premature thelarche), lông mu hay lông nách phát triển sớm đơn độc (premature adrenarche), kinh nguyệt xuất hiện sớm đơn độc ( premature menarche).

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về dậy thì sớm, đặc biệt là dậy thì sớm ở nam đã được công bố từ rất lâu. Tại Việt Nam, tình trạng dậy thì sớm chỉ mới được quan tâm những năm gần đây và rất ít nghiên cứu được thực hiện. Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị dậy thì sớm cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng về sau cho trẻ.

Nguyên nhân bệnh Dậy thì sớm ở nam

Bình thường các bé trai bắt đầu dậy thì trong khoảng từ 10 đến 12 tuổi, sự thay đổi của bé trai bắt đầu từ việc phát triển tinh hoàn, dương vật tăng trưởng, phát triển của lông mu xung quanh tinh hoàn và dương vật…

Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé trai tùy thuộc vào từng loại dậy thì sớm.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm trung ương bao gồm:

  • Do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
  • Do hậu quả của một số hiện tượng và bệnh lý:
    • Một số hiện tượng xảy ra ở hệ thống thần kinh trung ương như có một khối u ở não hoặc dây cột sống, tổn thương não hoặc dây cột sống, các bức xạ vào não hoặc dây cột sống.
    • Các trường hợp nhiễm trùng tại não như viêm não hay viêm màng não.
    • Sự khiếm khuyết bộ não của trẻ khi sinh như sự tích tụ chất lỏng dư thừa gây tràn dịch não, các khối u không do phải ung thư.
    • Sự tắc nghẽn dòng máu chảy tới não: xảy ra khi bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ.
    • Hội chứng McCune-Albright: một căn bệnh di truyền có ảnh hưởng đến xương, màu da và gây ra các vấn đề nội tiết.
    • Tăng sản thượng thận bẩm sinh do một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất nội tiết tố bất thường của tuyến thượng thận.
    • Suy giáp là bệnh lý biểu hiện tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ngoại vi bao gồm:

  • Do khối u ở tuyến thượng thận hoặc khối u trong tuyến yên kích thích tuyến thượng thận tiết ra 1 lượng lớn testosterone ở trẻ nam.
  • Hội chứng McCune-Albright.
  • Bôi các loại kem hoặc thuốc mỡ có có chứa hormone testosterone cho trẻ nam.  
  • Một khối u trong các tế bào mầm (tế bào sản xuất tinh trùng ở nam), hoặc trong các tế bào Leydig (tế bào sản xuất testosterone ở nam).
  • Do một số trẻ nam có gen đột biến, một rối loạn hiếm gặp gọi là gonadotropin, có thể dẫn đến việc sản xuất ban đầu của testosterone ở các bé trai, thường là ở độ tuổi từ 1 đến 4.

Ngoài ra, dậy thì sớm hay muộn ở trẻ nam còn do ảnh hưởng rất lớn từ  chế độ chăm sóc cho trẻ, môi trường sống và xã hội:

  • Sử dụng các loại đồ ăn có chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, hóa chất, dầu mỡ, chất bảo quản, chất tạo màu… dẫn đến làm tăng lượng hormone hoặc nội tiết tố dẫn đến việc dậy thì sớm của trẻ.
  • Bổ sung quá mức các sản phẩm kích thích tăng trưởng như các loại thuốc bổ, thuốc kích thích ăn nhanh, tăng chiều cao, thực phẩm chức năng và thậm chí là các loại sữa có chứa thành phần chất kích thích tăng trưởng… làm mất cân bằng môi trường nội tiết của cơ thể, là một nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm.
  • Cho trẻ ăn quá nhiều những bộ phận có chứa nhiều hormone tăng trưởng như đầu, cổ… các loại gia cầm hoặc thậm chí cả dương vật của những động vật ăn thịt như hổ, sư tử… đây cũng là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến trẻ bị dậy thì sớm.
  • Dùng nhiều thức uống có ga có thể dẫn đến sự tăng nồng độ hormone tình dục gây dậy thì sớm.
  • Dùng đồ nhựa như túi nhựa, hộp nhựa… đựng các thức ăn nóng làm cho chất BPA trong đồ nhựa đi vào thức ăn của trẻ dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở các bé trai.
  • Không kiểm soát tốt cân nặng cho trẻ dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ, chính lượng mỡ dư thừa này đã làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin trong cơ thể trẻ làm tăng nguy cơ dậy thì sớm.
  • Tình trạng trẻ em xem phim người lớn, chơi game người lớn… cũng là một nguyên nhân gây kích thích thần kinh, đẩy nhanh quá trình dậy thì của trẻ.

Triệu chứng bệnh Dậy thì sớm ở nam

Dậy thì sớm ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai bao gồm:

  • Dương vật và tinh hoàn của trẻ phát triển.
  • Tóc, lông nách và lông ở vùng kín bắt đầu xuất hiện.
  • Tăng trưởng chiều cao khá nhanh ở bé trai, có thể nhận thấy rõ.
  • Thay đổi giọng nói và khuôn mặt, rõ nhất là giọng nói càng ngày trở nên ồm và vang hay còn gọi là vỡ giọng.
  • Mụn trứng cá xuất hiện nhiều trên khuôn mặt, chủ yếu là hai má và trán
  • Cơ thể trẻ bắt đầu có mùi.

Đối tượng nguy cơ bệnh Dậy thì sớm ở nam

Dậy thì sớm có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, kể cả trẻ nam và trẻ nữ, tuy nhiên đối tượng nguy cơ dễ bị dậy thì sớm bao gồm:

  • Các trẻ người Mỹ gốc phi: Dậy thì sớm thường xảy ra ở người Mỹ gốc Phi hơn những người khác.
  • Trẻ béo phì.
  • Các trẻ tiếp xúc thường xuyên với hormon giới tính: sử dụng các thuốc bôi có chứa các hormon testosteron.
  • Trẻ mắc hội chứng McCune-Albright tăng sản thượng thận bẩm sinh hoặc trẻ bị suy giáp: cơ thể trẻ sản xuất bất thường các kích thích tố nam (androgen).

Chiều cao hạn chế là biến chứng có thể xảy ra khi dậy thì sớm ở nam, ban đầu phát triển nhanh chóng và cao hơn so với các bạn bè cùng chang lứa, tuy nhiên trẻ sẽ bị đóng xương sớm. Điều này có thể làm cho trẻ nam thấp hơn bình thường khi trưởng thành.

Phòng ngừa bệnh Dậy thì sớm ở nam

  • Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học hợp lý, không nên cung cấp dư thừa các chất dinh dưỡng, không cho trẻ ăn các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất tạo màu, ăn nhiều rau xanh,…
  • Không nên bổ sung quá mức các sản phẩm kích thích tăng trưởng như các loại thuốc bổ, thuốc kích thích ăn nhanh, tăng chiều cao, thực phẩm chức năng và thậm chí là các loại sữa  có chứa thành phần chất kích thích tăng trưởng.
  • Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng béo ở trẻ.
  • Tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày, tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Xem các kênh truyền hình, video lành mạnh phù hợp với từng lứa tuổi.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Dậy thì sớm ở nam

Các phương pháp chẩn đoán dậy thì sớm ở nam bao gồm:

Chẩn đoán ban đầu dậy thì sớm ở trẻ:

  • Đánh giá và tiền sử bệnh của gia đình.
  • Làm một bài kiểm tra thể chất của trẻ.
  • Chạy thử máu để đo nồng độ hormone testosterone ở trẻ nam.
  • Chụp X – quang bàn tay và cổ tay: phương pháp này có thể giúp bác sĩ xác định tuổi xương của trẻ, trong đó cho thấy nếu các xương đang phát triển quá nhanh.
Dậy thì sớm ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán xác định các loại dậy thì sớm:

  • Tiến hành một thử nghiệm liên quan đến việc tiêm St-RH hormone và sau đó lấy một mẫu máu của người bệnh.
    • Ở trẻ em với dậy thì sớm trung tâm, tiêm GnRH,  mức hormone LH và FSH tăng.
    • Ở trẻ em với dậy thì sớm bị ngoại vi, mức độ hormone LH và FSH giữ nguyên.
  • Đối với dậy thì sớm trung tâm cần thêm các phương pháp chẩn đoán:
    • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp não MRI thường được thực hiện để kiểm tra các bất kỳ bất thường của não bộ gây ra sự bắt đầu dậy thì sớm ở nam.
    • Kiểm tra tuyến giáp: tiến hành kiểm tra tuyến giáp của trẻ em khi trẻ có các dấu hiệu mệt mỏi, trì trệ, hay cảm lạnh, giảm hiệu suất hoạt động trường học hoặc khô da nhợt nhạt.
    • Đối với dậy thì sớm ngoại vi cần thêm các phương pháp chẩn đoán như tiến hành chạy thử máu bổ sung để tiếp tục kiểm tra nồng độ hormon của trẻ, đối với trẻ nữ có thể làm siêu âm vùng chậu để kiểm tra u nang buồng trứng hoặc ung thư.

Các biện pháp điều trị bệnh Dậy thì sớm ở nam

Điều trị nguyên nhân là chủ yếu đối với tình trạng dậy thì sớm ở trẻ nam:

  • Đối với những trẻ bị dậy thì sớm do nguyên nhân trung ương, thì có thể dùng thuốc aGn-RH để làm chậm quá trình dậy thì sớm của trẻ. Những đứa trẻ này cần được dùng thuốc liên tục, hằng ngày cho đến khi đến tuổi bình thường của tuổi dậy thì, nếu dừng thuốc đột ngột, quá trình dậy sớm sẽ bắt đầu lại.
  • Điều trị  khối u: cần phẫu thuật sớm kết hợp tia xạ và hóa trị liệu nếu là khối u ác tính.
  • Điều trị cường Testosterone: Sử dụng thuốc kháng nấm Ketoconazol với liều cao hơn nhiều so với liều kháng nấm trong điều trị, vì đây  là một chất ức chế enzyme P450 của ty lạp thể, có tác dụng chung lên quá trình sinh tổng hợp steroid.
  • Thuốc kháng nấm Ketoconazol cũng được chỉ định trong điều trị hội chứng Cushing do ức chế tiết  ACTH và cortisol. Tuy nhiên nó có nguy cơ gây suy thượng thận và gây rối loạn chức năng gan trầm trọng cho bệnh nhân.
  • Điều trị hội chứng Mc Cune – Albright : Testolactone  có tác dụng ức chế arom – hoá chuyển androgen thành estrogen, được chỉ định điều trị một cách có hiệu quả, ít gây tai biến ngoại trừ một số rối loạn tiêu hóa.
  • Cho trẻ xem các bộ phim hài và lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi.
  • Đọc truyện hoặc tập cho trẻ thói quen đọc truyện, không được cho trẻ đọc những truyện có sự xuất hiện của những cảnh nóng hoặc từ nóng về tình dục.
  • Ăn uống, bổ sung đầy đủ dưỡng chất,  kết hợp với việc luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các phong trào hoạt động của thiếu nhi hoặc các chương trình tư vấn sức khỏe sinh sản và tâm lý.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *