Giời leo: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Giời leo

Giời leo là một trong những bệnh phổ biến hiện nay, hầu hết mọi người ai cũng đã từng mắc phải. Vậy giời leo là bệnh gì?

Giời leo (hay còn gọi là bệnh zona) là một bệnh thường kèm theo những đau đớn kéo dài từ 6 tháng đến vài năm. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, hiện nay đã có vắc xin tiêm phòng có thể phòng được cả bệnh thủy đậu và bệnh giời leo.

Bệnh giời leo thường xuất hiện vào mùa mưa với thời tiết lạnh, độ ẩm cao kết hợp với cơ địa mệt mỏi, sức đề kháng yếu.

Nguyên nhân bệnh Giời leo

Giời leo là bệnh viêm dây thần kinh do virus nhóm Herpes gây ra, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng thường gặp nhất là ở vùng liên sườn, gần tai và đùi trong. Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở bụng, cổ, vai, mặt, lưng, nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất là ở hố mắt.

Triệu chứng bệnh Giời leo

Bệnh giời leo có những dấu hiệu và triệu chứng bệnh như sau:

  • Tổn thương da đau rát như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran giống bị kim châm, thường xuất hiện ở các vùng da bị hở hoặc có nhiều trường hợp rải rác khắp người.
  • Xuất hiện mụn nước cấp tính ở những vùng nhiễm bệnh. Thời gian đầu các mụn sẽ nhỏ li ti sau đó lan rộng thành từng mảng.
  • Sốt nhẹ do mệt mỏi vì phải chịu đau đớn cả bên trong và bên ngoài.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mắt. Tình trạng này khiến người bệnh bị chảy nước mũi, thức ăn sẽ bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng khô mắt.
Giời leo: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đường lây truyền bệnh Giời leo

Bệnh giời leo có lây lan, khi dùng tay tiếp xúc vào vùng da bị bệnh rồi sờ vào những vùng da khác sẽ làm cho bệnh lây lan ra nhiều hơn. Do đó, khi xuất hiện các vệt đỏ dài dù có rất ngứa, khó chịu tuyệt đối không dùng tay để gãi.

Đối tượng nguy cơ bệnh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị giời leo như:

  • Người cao tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi.
  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Những bệnh nhân có tiền sử bị thủy đậu.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh giời leo có thể gợi ý một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh, giữ sạch vùng da bị phát ban; dùng băng ẩm đè lên vùng phát ban để giảm đau.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt để dưỡng ẩm cho mắt khi có dấu hiệu khô; buổi tối dùng thuốc mỡ tra mắt hoặc dùng miếng dán che mắt.
  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu cho trẻ.
Giời leo: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Các biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh giời leo có thể dựa vào bệnh sử của bệnh nhân hoặc khám lâm sàng. Thông qua việc bóc lớp trên cùng của bóng nước, cạo lấy lớn đáy để xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ để loại trừ các bệnh lý khác.

Các biện pháp điều trị

Để điều trị bệnh giời leo có thể sử dụng các phương pháp sau:

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Thanh nhiệt giải độc cơ thể bằng việc duy trì chế độ ăn hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, rau củ quả có màu xanh, uống nhiều nước để giải độc cho cơ thể.
  • Sử dụng đỗ xanh hoặc lá khổ qua để chữa bệnh: đậu xanh hoặc lá khổ qua, gạo nếp giã nhuyễn đắp lên vị trí bị giời leo sau 3-4 ngày sẽ khỏi bệnh.
  • Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau: thuộc nhóm sterroide điều trị tránh cảm giác khó chịu cho người bệnh; Sử dụng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch aluminin acetate 5% để giữ sạch vết thương, không bị nhiễm trùng; Sử dụng các dung dịch sát khuẩn và milian eosin; Sử dụng thuốc kháng vi rút tùy theo tình trạng bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *