Hãy tránh xa những nguyên nhân bệnh sỏi thận phổ biến này

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý cực kì nguy hiểm và nếu như người bệnh không được điều trị sớm, đúng phương pháp hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng khôn lường. Vậy, nguyên nhân bệnh sỏi thận là gì?

Cùng điểm qua những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh sỏi thận hiện nay:

Nguyên nhân bệnh sỏi thận phổ biến

Có nhiều nguyên nhân bệnh sỏi thận khác nhau, trong đó có những nguyên nhân chính sau đây:

Nguyên nhân thứ nhất, không uống đủ nước

Mất nước hay uống không đủ nước là nguyên nhân khiến cho bạn đi tiểu ít cũng như không có đủ lượng nước để pha loãng các tinh thể khó tan. Nó chính là nguyên nhân bệnh sỏi thận hàng đầu hiện nay. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì một ngày mỗi người trung bình nên uống hai lít nước. Tuy nhiên, con số này nên có sự điều chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của mỗi người.

Nguyên nhân thứ hai, thường xuyên nhịn tiểu

Nhịn tiểu khiến cho nước bị ứ đọng lại bàng quang và lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và khiến bạn bị nhiễm trùng đường tiểu. Khi nhịn tiểu quá lâu các chất cặn cũng có khả năng tích tụ và tạo thành sỏi.

Nguyên nhân thứ 3, ăn quá mặn

Ăn quá nhiều muối trong thực đơn cũng là nguyên nhân bệnh sỏi thận. Ăn nhiều muối hay ăn các loại thực phẩm đóng hộp có hàm lượng muối cao gây nên tình trạng dư muối trong nước tiểu dễ tích lại thành cặn. Tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Nguyên nhân thứ 4, ăn quá nhiều protein động vật

Các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao có thể khiến cho nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên và làm giảm nồng độ pH của nước tiểu, đây chính là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi thận.

Nguyên nhân thứ 5: Thiếu canxi và thừa oxalate trong ăn uống

Đây là một nguyên nhân rất dễ bị bỏ qua. Rất nhiều người cho rằng khi mức bệnh sỏi thận thì nên hạn chế các loại thực phẩm có canxi. Nên cũng nhiều người băn khoăn bị sỏi thận uống sữa anlene được không? Đây thực tế là quan niệm sai lầm. Việc thiếu hụt canxi sẽ làm tăng khả năng thiếu hụt oxalate trong nước tiểu và liên dính với canxi tạo thành sỏi thận.

Nguyên nhân thứ 6, tình trạng thừa cân béo phì

Những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao gấp nhiều lần so với những đối tượng khác. Vậy nên, nếu bạn đang thừa cân hãy tập luyện để có một cân nặng lý tưởng.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Ngoài các nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận kể trên thì cũng có một số yếu tố khiến bạn tăng khả năng mắc bệnh lý này phải kể đến như:

Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây sỏi thận
  • Người bệnh mắc một số bệnh lý như: u nang niệu, nhiễm toan ống thận, huyết áp cao, cường giáp…
  • Nếu sử dụng lâu dài cũng như lạm dụng một số loại thuốc như: thuốc nhuận tràng, thuốc chống co giật hay vitamin D… trong một thời gian dài cũng tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
  • Nam giới độ tuổi từ 30 – 50 dễ mắc bệnh hơn so với phụ nữ.
  • Gia đình có tiền sử người mắc bệnh sỏi thận.

Như vậy, nguyên nhân bệnh sỏi thận có cả chủ quan và khách quan. Mỗi người cần phải tìm giải pháp để phòng ngừa bệnh.

Hướng dẫn phòng bệnh sỏi thận từ sớm

Bệnh sỏi thận là cả một quá trình lắng đọng cũng như kết tinh các khoáng chất lâu dài. Chính vì thế, việc chủ động phòng tránh cũng như ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây bệnh là cực kì cần thiết cũng như quan trọng. Một số lời khuyên dành cho bạn như sau:

Tích cực ăn nhiều rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày
  • Tích cực uống nhiều nước. Mỗi ngày một người nên uống ít nhất là 2 lít nước để tránh tình trạng lắng đọng cũng như kết tinh sỏi.
  • Tích cực ăn nhiều rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày để cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa. Nên tăng cường các loại hoa quả có hàm lượng citrate cao như: cam, bưởi, chanh… có tác dụng phòng bệnh sỏi thận cực kì hiệu quả.
  • Cần cân bằng lại các nhóm thực phẩm có chứa canxi và oxalat để giảm nguy cơ tạo sỏi thận. Các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như: trứng, sữa, phô mai…. Các loại thực phẩm có hàm lượng oxalat cao như: socola, củ cải, khoai tây, khoai lang…
  • Ăn nhạt hơn: nguyên nhân bệnh sỏi thận là do sự tích tụ của muối trong nước tiểu chính vì thế cần phải ăn nhạt hơn. Nên tập một thói quen đọc nhãn sản phẩm trước khi sử dụng để có thể kiểm soát được lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày. Tránh những đồ ăn đóng hộp.
  • Nên cắt giảm bớt protein có nguồn gốc động vật như thịt đỏ hay nội tạng động vật. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được lượng acid uric trong nước tiểu. Trung bình một ngày một người không nên ăn quá 1.5g thịt.
  • Hạn chế các loại rượu bia, chất kích thích, đồ ăn đóng hộp, các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bản thân những loại thực phẩm này không hề tốt cho sức khỏe mỗi người đặc biệt là người mắc bệnh sỏi thận.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe đồng thời hạn chế tình trạng lắng đọng và gây sỏi thận.
  • 6 tháng một lần nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kì để có một sức khỏe tốt cũng như phát hiện sớm ra các bệnh tật để điều trị.

Như vậy, nguyên nhân bệnh sỏi thận có rất nhiều, chủ quan và khách quan đều có. Quan trọng nhất chính là mỗi người nắm được nguyên nhân gây bệnh từ có có phương pháp phòng ngừa sỏi thận phù hợp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *