Hội chứng đầu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Hội chứng đầu cổ

Hội chứng đầu cổ có nguồn gốc từ cột sống cổ nhưng lại có biểu hiện đa dạng, xảy ra do động mạch sống và gia cảm cổ sau đã bị chèn đẩy ở khu vực cột sống cổ bởi nhiều yếu tố như: trượt đốt sống, lệch trục cột sống, hẹp ống động mạch đốt sống do chồi xương ra phía bên của mỏm móc đốt sống C4-C7.  

Đau cổ hay còn gọi là sái cổ, đây là tình trạng cảm thấy khó chịu hoặc đau ở vùng cổ hay khu vực quanh vùng cổ. Trình trạng đau cổ xảy ra khi các đốt sống, đĩa đệm nằm giữa các đốt sống và mô mềm ví dụ như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương.

Đau cổ (sái cổ) là hiện tượng khá phổ biến nhưng thường không để lại biến chứng gì.

Nguyên nhân bệnh Hội chứng đầu cổ

Những nguyên nhân gây nên hội chứng đầu cổ bao gồm:

  • Thường ngày sinh hoạt với tư thế không thoải mái trong thời gian dài.
  • Do tai nạn hoặc ngã gây ra chấn thương nghiêm trọng.
  • Ngủ ở tư thế không thoải mái như: gối đầu quá cao, hay không gối đầu làm cho cổ cúi gập quá hoặc quá ưỡn.
  • Bị căng cơ cổ.
  • Viêm xương khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm cột sống dính khớp.
  • Hẹp cột sống.
  • Nhiễm trùng cột sống do viêm tủy xương, hay áp xe tủy xương.
  • Các loại ung thư có liên quan đến cột sống.

Tiến triển của hội chứng đầu cổ cũng có quá trình: trạng thái bệnh nặng nhất và các giai đoạn lui bệnh cũng như thời gian bệnh ổn định, không đau thường xen kẽ nhau. Ở người cao tuổi, cùng với sự xơ hoá và khoá cứng các đoạn vận động cột sống cổ ngày càng tiến triển, có thể có dấu hiệu hạn chế vận động cột sống cổ, làm cho vận động đầu tới mức tối đa của trường vận động không thực hiện được. 

Nếu được dự phòng, chẩn đoán sớm và điều trị đúng phương pháp, thì tiên lượng của bệnh nói chung tốt.

Triệu chứng bệnh Hội chứng đầu cổ

Triệu chứng của hội chứng đầu cổ rất đa dạng, hàng loạt những biểu hiện khác nhau bao gồm:

Hội chứng đầu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Các rối loạn nhìn, nghe và nuốt.

Trong số những người mắc hội chứng đầu cổ có khoảng ⅓ bệnh nhân phàn nàn về triệu chứng ù tai. Phần lớn có ảnh hưởng đến thính lực ở một bên tai. Ở hội chứng đầu cổ, ngoài các triệu chứng đau lan ra hốc mắt thì cũng có rối loạn nhìn như ám điểm lấp lánh, nhìn mờ sương, gặp khó khăn trong việc nhìn sang hai bên và các rối loạn nhìn khác cũng xuất hiện kèm theo triệu chứng chóng mặt. Bệnh nhân thường có biểu hiện tự nhiên thấy tối sầm trước mắt trong khoảng thời gian ngắn.

Nếu người bệnh không được chữa trị kịp thời với chẩn đoán chính xác thì các rối loạn nhìn đó đều có thể biến hết và không để lại di chứng lâu dài, trầm trọng.

Đau đầu.

Đau đầu trong hội chứng đầu cổ là căn nguyên cột sống có các đặc điểm như đau đầu thành cơn phụ thuộc vào tư thế vận động của đầu là đặc trưng chủ đạo nhất, có thể đột nhiên xuất hiện và ngày càng trở lên nặng thêm, nhưng biến mất cũng khá nhanh. Vì vậy, nhiều người thường nghĩ bệnh nhân giả bệnh. Triệu chứng kéo dài nhiều ngày nhiều tháng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người bệnh.

Chóng mặt.

Người bệnh có cảm giác chóng mặt và rối loạn thăng bằng cũng xuất hiện ở một tư thế vận động nhất định của đầu. Khi xoay cột sống cổ, xuất hiện kiểu chóng mặt phần lớn chỉ xuất hiện trong vài giây đến vài phút. Thông thường chỉ quay đầu về một phía nhất định mới gây ra chóng mặt quay và cũng thường hay xảy ra cả ở tư thế quá ưỡn cổ (ngửa cổ quá mức). Phần lớn cơn chóng mặt xảy ra là do cử động đầu quá đột ngột, nhất là khi ngước mắt, ngửa cổ nhìn lên trên một các nhanh chóng. Trường hợp cần thiết, người bệnh phải được chuyên khoa tai-mũi-họng kiểm tra để xác định xem có phải do các rối loạn về tiền đình ốc tai cũng như các rối loạn phối hợp vận động hay không.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não do lồi hay thoát vị đĩa đệm.

Ngoài các dấu hiệu và triệu chứng trên, có thể người bệnh sẽ gặp những triệu chứng khác, tuy nhiên do tính phổ biến của nó nên đã không được đề cập tới. Vì vậy, khi thấy có các dấu hiệu khác thường cần báo ngay bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và kịp thời.

Đường lây truyền bệnh Hội chứng đầu cổ

Hội chứng đầu cổ không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Đối tượng nguy cơ bệnh Hội chứng đầu cổ

Bất cứ ai cũng có thể mắc hội chứng đầu cổ, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng đầu cổ là những người bao gồm:

Nghề văn phòng như điện tử, kế toán,… hay lái xe đường dài do phải ngồi máy tính trong thời gian dài.

Những nghề làm việc trên cao: thợ điện, thợ hàn, thợ sơn,…

Những kỹ thuật viên trong phòng xét nghiệm phải soi kính hiển vi, xét nghiệm,… cũng là một trong những nghề phải cúi lâu.

Học sinh, sinh viên ngồi học, đọc sách không đúng tư thế. Ở những người trẻ tuổi còn có thói quen sử dụng điện thoại quá lâu, không những gây ra các bệnh về thị giác mà còn gây ra tình trạng cúi đầu trong khoảng thời gian dài, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến đầu cổ. 

Đây là một số nghề buộc phải sử dụng tư thế cổ bất lợi, vì vậy để phòng ngừa hội chứng đầu cổ không nên sử dụng một tư thế quá lâu, cần phải thay đổi tư thế thường xuyên. 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đầu cổ bao gồm:

  • Chấn thương cổ.
  • Mắc các bệnh lý vùng cổ.
  • Bị các bệnh liên quan đến cột sống như viêm cột sống dính khớp, nhiễm trùng cột sống, hẹp cột sống,…
  • Sai tư thế.

Phòng ngừa bệnh Hội chứng đầu cổ

Các biện pháp phòng ngừa hội chứng đầu cổ:

Chế độ sinh hoạt hợp lý: những người làm việc phải ngồi lâu hoặc ngồi trên xe ô tô đường dài cần ngồi ghế có bản tựa cổ và lưng. Khi nằm, cần có loại gối có độ cao thích hợp với loại hình có thể: không để tư thế cổ gấp cúi hoặc quá ưỡn quá mức. Tập vận động cột sống cổ theo nhiều hướng động tác khác nhau như xoay tròn, ưỡn, quay cổ sang bên và nghiêng cổ về phía khớp vai.

Đối với các nghề bắt buộc phải sử dụng tư thế cổ bất lợi như nghề văn phòng (dùng máy tính, điện tử, kế toán…), kỹ thuật viên phòng xét nghiệm làm những việc như soi kính hiển vi, xét nghiệm phải cúi đầu lâu hoặc các nghề làm việc trên cao (thợ hàn, thợ điện, thợ sơn…), hay những người phải lái xe đường dài. Những người này cần có thời gian “nghỉ tích cực”, tức là nghỉ ngơi để tập vận động cột sống cổ và cột sống lưng. Tránh dùng cột sống cổ ở một tư thế không đổi quá lâu.

Hạn chế các chấn thương vào cổ và đầu, kể cả những vi chấn thương không mạnh nhưng kéo dài hoặc thường xuyên. Tất cả những điều này đều nhằm mục đích tăng cường quá trình chuyển hoá các chất cơ bản để nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống, hạn chế quá trình và tốc độ thoái hóa sinh – cơ học của đĩa đệm và cột sống cổ.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hội chứng đầu cổ

Hội chứng đầu cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán hội chứng đầu cổ bao gồm: 

Chụp MRI để được hình ảnh rõ ràng về các cấu trúc mô mềm ở cổ, ví dụ như cơ, dây chằng bao quanh, dây thần kinh, đĩa đệm.

Chụp CT: sử dụng trong trường hợp có nghi ngờ gãy xương.
Điện cơ ký (EMG) khi nghi ngờ có áp lực đè lên dây thần kinh gây nên yếu cơ, đau, tê hoặc có cảm giác châm chích ở tay.

Các biện pháp điều trị bệnh Hội chứng đầu cổ

Việc điều trị hội chứng đầu cổ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây lên bệnh đau cổ. Tuy nhiên thường điều trị chung bằng các loại thuốc chống viêm không steroid, giảm đau, thư giãn cơ như piroxicam, tilcosil…theo đúng chỉ định của bác sĩ, chống chỉ định và  các tương tác thuốc. Có thể kết hợp sử dụng châm cứu, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ – vai – gáy.

Điều trị bệnh theo nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh theo chuyên khoa sau khi đã có chẩn đoán được xác định bằng kết quả khám lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.

Điều trị triệu chứng chủ yếu của từng loại bệnh mà bệnh nhân mắc phải.

Liệu pháp tâm lý nhằm tránh cho bệnh nhân có những trạng thái lo âu, căng thẳng thần kinh quá mức. Nếu cần thiết chỉ cho sử dụng thuốc trấn tĩnh thần kinh.

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể hạn chế tiến triển của bệnh như:

  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc sử dụng gối kê cổ cho những cơn đau nặng.
  • Nằm ngủ, làm việc và sinh hoạt đúng tư thế.
  • Tập thể dục, đặc biệt các bài tập cổ mỗi ngày.
  • Tránh mang vác những vật nặng.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *