Lý giải hiện tượng trào ngược dạ dày ra máu

Trào ngược dạ dày ra máu được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vậy, hiện tượng này lý giải thế nào, mời các bạn theo dõi bài viết để tìm hiểu kỹ hơn.

Hiện tượng trào ngược dạ dày ra máu

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, axit, pepsin, dịch tiêu hóa, thậm chí là dịch mật trong dạ dày trào ngược một cách bất thường lên thực quản, khoang miệng với tần suất nhiều hơn bình thường – ít nhất là 2 lần/tuần hoặc thậm chí bất kì lúc nào trong ngày.

Bệnh gây ra những triệu chứng rất khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, chua miệng, buồn nôn, nôn, đau tức thượng vị, rùng mình, ho, khàn giọng, khó nuốt, vướng nghẹn khi ăn uống, người mệt mỏi, giấc ngủ chập chờn.

Trào ngược dạ dày trải qua nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt ở giai đoạn bệnh nặng, các axit dạ dày có thể ăn mòn thực quản gây ra loét thực quản. Từ đó gây ra triệu chứng nôn ra máu, ho ra máu hoặc phát hiện thấy có máu lẫn trong phân. Máu có màu sẫm, đôi khi trông như màu bã cà phê.

Khi gặp trường hợp trào ngược dạ dày ra máu, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện. Các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để đánh giá tình trạng loét và điều trị bằng thuốc kháng axit.

Nguyên tắc cần tuân thủ khi bị trào ngược dạ dày ra máu

Tránh xa các thực phẩm gây hại cho dạ dày

Một số thực phẩm và đồ uống mà bạn tiêu thụ hàng ngày có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, tạo điều kiện cho hiện tượng trào ngược dạ dày ra máu dễ xảy ra. Chúng bao gồm: thực phẩm nhiều dầu mỡ, cam, chanh, đồ uống có cồn, sữa bò, cà phê, sô cô la, trà, bạc hà…

Hạn chế tăng áp lực lên vùng bụng và cơ thắt thực quản

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày là cách hạn chế trào ngược dạ dày hiệu quả

Bất cứ áp lực nào từ dạ dày lên cơ vòng thực quản dưới đều có nguy cơ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, để hạn chế tạo áp lực lên vùng bụng bạn cần thực hiện những điều sau: không ăn no theo từng bữa chính mà nên chia nhỏ thành nhiều lần ăn trong ngày, tránh mặc quần áo chật, mang thắt lưng khi ăn và ngay cả những lúc không ăn, tránh vận động mạnh và nằm ngay sau săn, không tập thể dục sau ăn…

Điều chỉnh tư thế ngủ

Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh trào ngược dạ dày về đêm nếu có thói quen ăn đêm, ngủ sấp người và quay người sang bên phải. Vậy, hãy thử những cách khắc phục sau: kê cao đầu giường khi ngủ khoảng 15 – 20 cm, thức ăn và các chất sẽ nằm yên trong dạ dày nhờ trọng lực, khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái, giúp ngăn cản áp lực lên cơ vòng thực quản, từ đó hạn chế hiện tượng trào ngược.

Tránh xa stress

Stress là một trong những nguyên nhân trực tiếp kích thích dạ dày tiết nhiều axit dịch vị, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Nó cũng là yếu tố chính làm rối loạn nhu động thực, khiến cơ thắt thực quản dưới suy yếu, dẫn đến sự giãn mở bất thường của cơ này, tạo điều kiện cho các chất và dịch vị trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày nôn ra máu có thể gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho nhiều người. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn bạn nhé.

Luôn giữ tinh thần thoải mái để trị bệnh trào ngược dạ dày ra máu hiệu quả

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *