Phác đồ điều trị gout

Gout là bệnh viêm khớp mạn tính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh nên thực hiện theo phác đồ điều trị gout được bác sĩ chỉ định để kiểm soát những ảnh hưởng do bệnh lý này gây ra.

Người bệnh gout nên tuân theo phác đồ điều trị gout bộ y tế nhé!

1. Tìm hiểu chung của phác đồ điều trị gout

Bệnh gout hình thành do tinh thể muối urat kết tinh tại khớp và gây ra hiện tượng sưng viêm. Bệnh không chỉ gây tổn thương lên hệ thống xương khớp, cản trở khả năng vận động của người bệnh mà còn đe dọa đến tính mạng nếu những biến chứng nguy hiểm phát sinh.

Gout có mức độ nguy hiểm cao hơn những bệnh viêm khớp mạn tính khác nhưng lại không có thuốc hay phương pháp đặc hiệu. Vì vậy người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị gout được bác sĩ chỉ định để tránh những ảnh hưởng do bệnh gây ra.

Mục đích của phác đồ điều trị gout bộ y tế là giới hạn mức độ ảnh hưởng của bệnh bằng cách kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.

Trước khi phác đồ điều trị gout cấp thì các bác sĩ sẽ làm các chẩn đoán gout cấp. Đây là yếu tố đầu tiên trong việc điều trị bệnh lý này. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

2. Phác đồ điều trị gout

Các phương pháp được chỉ định khi điều trị gout phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và triệu chứng cụ thể. Bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.

Kiểm soát cơn đau gout cấp tính

Cơn đau gout cấp tính thường có mức độ đau đớn nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Nguyên tắc phác đồ điều trị gout là điều trị cơn đau gout cấp tính. Tức là làm giảm cơn đau và kiểm soát tần suất xuất hiện. Dùng thuốc là phương pháp phổ biến nhất để cải thiện cơn đau trong giai đoạn này.

Thuốc kháng viêm không steroid

  • Diclofenac: dùng 50mg/ lần, ngày dùng tối đa 4 lần.
  • Indomethacin: dùng 50mg/ lần, ngày dùng tối đa 4 lần.
  • Naproxen: dùng 50omg/ lần, ngày dùng tối đa 2 lần.
  • Ketoprofen: dùng 75mg/ lần, ngày dùng tối đa 4 lần.
  • Celecoxib: 200 – 400 mg/ lần, ngày dùng 2 lần.
Thuốc kháng viêm không steroid thường được dùng với liều tối đa và sử dụng trong thời gian ngắn trong phác đồ điều trị gout

Các loại thuốc này thường được dùng với liều tối đa và sử dụng trong thời gian ngắn (từ 3 – 7 ngày).

Colchicine

Làm giảm đau bằng cách ức chế khả năng tạo viêm ở khớp. Thường được dùng ngay khi cơn đau phát sinh, có hiệu quả tốt nhất trong vòng 24 giờ.

  • Liều bắt đầu: 2 – 6 mg/ ngày.
  • Liều duy trì: 1 – 2 mg/ ngày.

Thuốc có khả năng phòng ngừa cơn đau gout cấp tính, không có tác dụng giảm đau nhanh trong trường hợp cơn đau đã xuất hiện. Vì vậy trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được dùng kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để gia tăng hiệu quả giảm đau cơn đau do gout gây ra.

Hạ axit uric trong máu

Axit uric cao là nguyên nhân khiến tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp, do đó bạn cần kiểm soát thành phần này để phòng ngừa cơn đau gout cấp tính. Các loại thuốc hạ axit uric trong máu hoạt động với các cơ chế khác nhau.

Giảm tổng hợp axit uric:

Bằng cách ức chế men xanthin oxydase, các loại thuốc phổ biến như:

  • Allopurinol: dùng 100mg/ lần, liều dùng tối đa 400mg/ngày.
  • Febuxostat: dùng 40mg và tăng dần lên 120 mg/ ngày.

Tăng thải axit uric

Nhóm thuốc này tăng khả năng đào thải của thận, giúp axit uric được giải phóng qua đường bài tiết. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân cao tuổi (trên 60 tuổi), đã xuất hiện hạt tophi, suy thận,… Một số loại thuốc tăng thải axit uric thường gặp như:

  • Probenecid: dùng 250mg – ngày dùng 2 lần, sau đó tăng lên 500mg, ngày dùng 2 – 3 lần.
  • Sulfinpyrazone: dùng 100mg – ngày dùng 2 lần, sau đó tăng lên 200mg.

Phân hủy axit uric

Nhóm thuốc phân hủy axit uric thành allantoin – thành phần này có khả năng tiêu hủy qua đường bài tiết cao hơn axit uric khoảng 10 lần. Vì vậy nồng độ axit uric luôn được kiểm soát ở mức cân bằng.

Để tăng khả năng phân hủy axit uric, bạn nên bổ sung rau xanh, trái cây để cân bằng độ pH trong thận , giúp thận bài tiết và thanh lọc tốt.

Corticosteroid

Có tác dụng chống viêm mạnh, được sử dụng khi những loại thuốc trên không đem lại hiệu quả. Nhóm thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ, vì vậy hãy sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nhóm thuốc Corticosteroid gây ra nhiều tác dụng phụ nên hãy sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Ngoài những phương pháp điều trị chuyên sâu, bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt theo phác đồ điều trị gout để hỗ trợ quá trình chữa gout như sau:

  • Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua…. Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150g/24 giờ.
  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như stress, chấn thương…

Gout có diễn tiến phức tạp hơn những bệnh xương khớp khác nên bạn cần theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ. Nên đi khám đều đặn và làm theo phác đồ điều trị gout theo chỉ định của bác sĩ bệnh được dứt điểm.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *