Thống kinh – Nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ trong thời gian hành kinh

Nắm rõ những thông tin cần thiết về thống kinh sẽ giúp bạn vượt qua thời gian hành kinh nhẹ nhàng, đồng thời phát hiện sớm các bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ.

Chị em phụ nữ chắc có lẽ đã từng nghe nhắc đến cụm từ “thống kinh”. Thế nhưng, không phải ai cũng đều hiểu rõ thống kinh là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này ở cơ thể phụ nữ. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến thống kinh ở phụ nữ và những việc cần làm khi bị tình trạng này.

Thống kinh là gì?

Trước tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem thống kinh là gì? Chu kỳ kinh nguyệt là một tình trạng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Thời gian kinh nguyệt diễn ra khi số lượng trứng không được thụ tinh với tinh trùng ở niêm mạc tử cung bị bong tróc và được cơ thể tống ra ngoài. Lúc này, chúng ra sẽ thấy xuất hiện máu kinh.

Trong thời gian hành kinh, cơ thể phụ nữ sẽ cảm thấy đau bụng dưới, đau vùng ngực, gây khó thở hay lan xuống đùi, vùng kín. Những cơn đau này lan tỏa khắp vùng bụng dẫn đến việc bị rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ, đau đầu, cảm xúc thay đổi. Một số người chỉ cảm thấy khó chịu một chút nhưng có những trường hợp đau dữ dội, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những triệu chứng này được gọi chung là thống kinh.

Nguyên nhân bị thống kinh?

Thống kinh được phân thành hai loại chính là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát. Tùy theo từng loại thống kinh sẽ có nguyên nhân khác nhau.

Thống kinh nguyên phát

Thống kinh nguyên phát là tình trạng cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng, nhức mỏi cơ thể, đau nhức vùng ngực,… trong thời gian hành kinh nhưng bạn không tìm ra được nguyên nhân chính xác nào khi đi khám bệnh. Thống kinh nguyên phát còn thường được gọi là thống kinh vô căn.

Khi bị hành thống kinh nguyên phát, bạn sẽ cảm giác đau ở vùng bụng dưới, hoặc đau co rút từng cơn ở sau lưng và mặt trong đùi. Các cơn đau này sẽ xuất hiện trước khi bạn xuất hiện máu kinh vài tiếng. Và nó sẽ kéo dài vài giờ hoặc vài ngày tùy theo cơ địa mỗi người, đi kèm là các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu,…

Theo các chuyên gia lý giải, nguyên nhân khiến thống kinh nguyên phát xuất hiện là do các lớp cơ ở thành tử cung co thắt để tống số trứng bị rụng ra khỏi buồng tử cung. Việc co thắt nhiều khiến các cơ bị thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến tình trạng chuyển hóa yếm khí gây ra các cơn đau nhức. Thống kinh nguyên phát đều xuất hiện ít nhất một lần trong đời ở phụ nữ. Thời gian xuất hiện các cơn đau do thống kinh nguyên phát gây ra nhiều nhất là từ lúc dậy thì đến 30 tuổi.

Thống kinh thứ phát

Khác với thống kinh nguyên phát, nguyên nhân gây ra thống kinh thứ phát rất rõ ràng và được phát hiện ra khi đi khám bệnh. Dấu hiệu của thống kinh thứ phát giống như thống kinh nguyên phát, tuy nhiên, các cơn đau sẽ xuất hiện trước khi thời gian hành kinh diễn ra một tuần. Cơn đau này có thể kéo dài khi đã sạch kinh hoặc bất ngờ xuất hiện ở thời điểm bất kỳ trong tháng.

Nguyên nhân gây ra thống kinh thứ phát có thể là do bạn đang bị mắc các bệnh như lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung dị dạng, u nang buồng trứng,… Tùy theo từng bệnh lý khác nhau, khi thống kinh thứ phát xuất hiện thì cơ thể sẽ chịu đựng những cơn đau khác nhau. Để biết được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng thống kinh thứ phát, bạn cần phải đi thăm khác ở chuyên khoa phụ khoa.

Thống kinh có nguy hiểm không?

Thống kinh thứ phát là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Trong trường hợp bị thống kinh nguyên phát, cơ thể sẽ thường gặp các triệu chứng hành kinh ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Những triệu chứng này sẽ tự động thuyên giảm hoặc cơ thể đã biết cách thính nghi nên sẽ không còn cảm giác khó chịu nhiều. Ở một số người bị hành kinh nhiều dẫn đến ảnh hưởng đến học tập, làm việc, sinh hoạt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến họ bị ám ảnh tâm lý, dẫn đến việc những ngày hành kinh sẽ trở thành “ác mộng”.

Còn đối với thông kinh thứ phát, mức độ nguy hiểm sẽ nhiều hơn thống kinh vô căn. Khi bị thống kinh thứ phát, đây là lúc cơ thể cảnh báo đến bạn những căn bệnh phụ khoa tiềm ẩn. Tình trạng này kéo dài và không được tìm cách điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rong kinh, vô kinh, cường kinh, đa kinh,… Từ đó tăng khả năng bị vô sinh, nguy cơ sinh non cao, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Cần làm gì khi bị thống kinh?

Đối với trường hợp thống kinh vô căn, để giảm bớt sự khó chịu, bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp giảm đau như chườm ấm vùng bụng dưới, dùng thuốc chống viêm không Steroid, xoa bóp bằng tinh dầu, tránh các thực phẩm gây đầy hơi như thức ăn dầu mỡ. Bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, vitamin nhóm B, vitamin E.

Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và có lối sống tích cực cũng mang đến hiệu quả phòng ngừa cơn thống kinh khi những ngày chu kỳ sắp đến. Nên uống trà gừng, trà bạc hà, nước chanh ấm và bổ sung thêm các thảo mộc như hoa cúc, thì là, quế, gừng,… những dược liệu này đều có tác dụng chống viêm, chống co thắt hiệu quả. Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá hay chất kích thích,… vì sẽ làm cơn đau kéo dài hơn.

Chườm nóng, xoa bóp bằng tinh dầu, uống trà gừng ấm,… đều là những biện pháp giúp giảm khó chịu khi bị thống kinh.

Khi cơn đau hoặc khó chịu do thống kinh gây ra vượt quá sức chịu đựng, hoặc kèm theo các triệu chứng như rong kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh có lẫn cục máu đông,… thì bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa cách điều trị.

Đối với những trường hợp thống kinh thứ phát do các bệnh lý gây ra, cần phải điều trị bệnh lý thực thể. Người bệnh cần được khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện bệnh, từ đó, bác sĩ sẽ lập phương án điều trị thích hợp.

Thống kinh là tình trạng xảy ra phổ biến trong thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Dù là thống kinh vô căn hay thống kinh thứ phát đều khiến cho cơ thể các chị em khó chịu, bất tiện trong những ngày kinh nguyệt. Hy vọng qua các nội dung hữu ích trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và cải thiện được tình trạng hành kinh khó chịu ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Nguồn: Vinmec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *