Tìm hiểu về bệnh tăng nhãn áp glôcôm

Glôcôm hay còn gọi là bệnh cườm nước, thiên đầu thống, đây là một bệnh về mắt nguy hiểm có thể gây biến chứng không hồi phục như mờ mắt, mù lòa. Hãy cùng tìm hiểu về các dạng bệnh tăng nhãn áp glôcôm để có cách chữa trị kịp thời.

Bệnh glôcôm được chia thành nhiều dạng với từng triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Đây là bệnh gây mù đứng hàng thứ 3 sau bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh đáy mắt. Vì thế chúng ta cần phát hiện sớm những triệu chứng để phòng chống những biến chứng nguy hiểm.

Glôcôm góc đóng nguyên phát

Glôcôm góc đóng nguyên phát là tình trạng tăng nhãn áp lên cao một cách nhanh chóng làm nghẽn đồng tử. Tròng đen của mắt thông thường ở trạng thái giãn nở để hấp thụ ánh sáng, tuy nhiên khi nhãn áp tăng cao sẽ làm thủy dịch ứ đọng lại, làm nghẽn đồng tử nơi tiếp xúc giữa mống mắt và mặt trước của thuỷ tinh thể, gây đóng góc glôcôm nguyên phát. 

Những dấu hiệu của Glôcôm góc đóng nguyên phát

Bệnh xuất hiện với những dấu hiệu như đau nhức xung quanh hốc mắt, nhức lan lên nửa đầu cùng bên khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, sốt…

Lúc này mắt cũng rất mẫn cảm, sợ ánh sáng và nhìn mờ không rõ, mỏi mắt kèm chảy nước mắt hoặc có ghèn trong mắt.

Nếu không được điều trị kịp thời, glôcôm góc đóng nguyên phát sẽ dẫn đến bệnh nhược thị, khiến mắt mất hết ánh sáng, cho dù điều trị bằng thuốc co đồng tử hoặc bằng laser thì cũng không có hiệu quả.

Glôcôm góc mở nguyên phát

Glôcôm góc mở nguyên phát thường diễn biến không triệu chứng ở giai đoạn nhẹ 

Glôcôm góc mở nguyên phát là một tình trạng bệnh lý của hệ thị giác thần kinh, với tình trạng nhãn áp tăng > 21mmHg làm tổn hại của tế bào hạch võng mạc và lớp sợi thần kinh. Bệnh gây nên tình trạng nhiễm trùng hoặc chấn thương các dây thần kinh, làm xơ hóa võng mạc dẫn đến sự lắng đọng các cặn bã, gây hẹp, tắc đường lưu thông thủy dịch và gây tăng nhãn áp.

Những dấu hiệu của Glôcôm góc mở nguyên phát

Một số biểu hiện của bệnh glôcôm góc mở nguyên phát là người bệnh có cảm giác hơi căng tức mắt hoặc nhìn mờ nhẹ thoáng qua khi làm việc liên tục trong thời gian dài. Bệnh tiến triển lâu và ở những giai đoạn cuối mới khiến thị lực giảm sút nhanh chóng và dẫn đến mù lòa hoàn toàn.

Vì thế để phát hiện sớm bệnh tình này thì người bệnh chỉ có cách thường xuyên đi kiểm tra mắt, nếu thấy đồng tử giãn nhẹ, mất viền sắc tố, lười hoặc mất phản xạ với ánh sáng thì cần thực hiện những chẩn đoán hình ảnh như chụp ảnh đĩa thị giác, chụp cắt lớp võng mạc mới có thể phát hiện bệnh này ở giai đoạn sớm và theo dõi quá trình tiến triển của bệnh.

Glôcôm nhãn áp bình thường

Glôcôm nhãn áp bình thường là một hình thái đặc biệt của glôcôm góc mở, là một bệnh của người già thường gặp ở đa số các bệnh nhân trên 50 tuổi, tuy nhiên ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh xuất hiện với những triệu chứng rất ít, không có đau nhức mắt, đau nhức đầu, triệu chứng rõ rệt duy nhất là nhìn mờ nhưng cũng khiến chúng ta rất khó lòng phân biệt.

Những dấu hiệu của Glôcôm nhãn áp bình thường

Một số nguyên nhân khiến người già mắc bệnh glôcôm nhãn áp bình thường là do những xơ hóa tuổi già khiến cho chức năng của các cơ quan trong cơ thể giảm sút, báo hiệu những bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh đái tháo đường, huyết áp thấp vào ban đêm…

Cũng giống như bệnh glôcôm góc mở nguyên phát, bệnh thường diễn biến không triệu chứng ở giai đoạn nhẹ và chỉ có thể phát hiện khi bệnh nhân thực hiện những xét nghiệm chuyên biệt. Tuy nhiên bệnh cũng rất nguy hiểm vì nếu không được điều trị sớm sẽ làm tắc nghẽn mạch máu khiến thiếu máu cung cấp đến những tĩnh mạch trung tâm võng mạc, khiến cho thị lực ngày càng giảm, cuối cùng dẫn đến mù lòa không thể hồi phục được.

Glôcôm bẩm sinh

Glôcôm bẩm sinh là tình trạng trẻ em được di truyền từ bệnh glôcôm từ bụng mẹ với những bất thường ở mắt ngay từ khi sinh ra. Bệnh Glôcôm thứ phát thường có tỉ lệ mắc cao hơn ở con trai (65%) và ở con gái là (35%).

Glôcôm bẩm sinh là tình trạng trẻ em được di truyền từ bệnh glôcôm từ bụng mẹ

Những dấu hiệu của Glôcôm bẩm sinh

Trẻ có hiệu giác mạc to với đường kính giác mạc lớn hơn 1mm so với bình thường, điều này cũng khiến cho củng mạc mỏng đi, và để lộ màu xanh của hắc mạc bên dưới, thường gọi là hiện tượng lồi mắt trâu.

Bệnh thường xuất hiện ở hai bên mắt với những triệu chứng khác nhau, như vô hình chung sẽ khiến giác mạc mờ đục hoặc viêm giác mạc bẩm sinh khiến cho tầm nhìn bị hạn hẹp, nhìn mờ, trẻ thường sợ ánh sáng, quay lưng về phía có ánh sáng hoặc thậm chí luôn muốn nhắm mắt kẻ cả vào ban đêm.

Trẻ có xu hướng nhìn xa không rõ như những bệnh nhân cận thị, nếu nhìn lâu liên tục sẽ cảm thấy mỏi mắt, chảy nước mắt, và co quắp mi.

Nếu như trẻ bị Glôcôm bẩm sinh không được chữa trị kịp thời có khả năng cận thị, loạn thì và lệch thể thủy tinh do giãn củng mạc dẫn đến mù lòa, hoặc nếu chữa trị chậm thì cũng khiến rẻ cũng mắc rất nhiều các tật ở mắt.

Vì thế khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Ngoài ra chúng ta cùng nên đi khám mắt định kỳ mỗi năm một lần để được phát hiện sớm bệnh Glôcôm, vì với một số dạng bệnh thì triệu chứng không rõ ràng, phát hiện ở những giai đoạn đầu sẽ giúp bác sĩ mau chóng tiến hành chữa trị và bệnh nhân bảo tồn được thị lực tốt hơn.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *