Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan bệnh Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một trong bảy ung thư phổ biến nhất và đây là nguyên nhân đứng thứ 8 dẫn đến tử vong do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Năm 2012, tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) đã ước tính có 239.000 người mắc ung thư buồng trứng và 152.000 tử vong do bệnh này. Trung bình toàn thế giới, có gần 600.000 chỉ sống trong vòng 5 năm sau chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, theo đà này,  tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) dự đoán đến năm 2035, toàn thế giới sẽ tăng 55% ca mắc mới và 67% số mắc ung thư buồng trứng sẽ tử vong.

(Nguồn: https://worldovariancancercoalition.org/wp-content/uploads/2018/10/THE-WORLD-OVARIAN-CANCER-COALITION-ATLAS-2018.pdf)

Để hiểu được ung thư buồng trứng là gì, đầu tiên, chúng ta cần biết về hệ thống sinh học của người phụ nữ gồm có 2 buồng trứng nằm trong khung chậu với kích thước chỉ bằng hạt thị. Buồng trứng có 2 chức năng chính gồm (1) sản xuất các nội tiết tố của phụ nữ là  progesterone và estrogen và (2) sản xuất và phóng thích 1 quả trứng vào mỗi tháng.

Tại buồng trứng có khối u ác tính có thể xuất phát từ bề mặt của buồng trứng hay từ tế bào mầm sản xuất ra tế bào trứng hoặc từ các mô xung quanh buồng trứng có chức năng nâng đỡ, thì được gọi là ung thư buồng trứng. Các tế bào ung thư phân chia bất thường và không bị kiểm soát bởi cơ thể người bệnh.

Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng các dấu hiệu của bệnh rất mờ hồ và thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Dẫn đến tình trạng, phần lớn người bệnh ung thư buồng trứng đều được phát hiện và chẩn đoán khi bệnh tình đã giai đoạn cuối.

Nguyên nhân bệnh Ung thư buồng trứng

Hiện nay, các nguyên nhân dẫn tới ung thư buồng trứng chưa rõ ràng, nhưng nhìn chung, ung thư bắt đầu từ một tế bào phát triển bất bình thường trong ADN của nó, hay còn gọi là đột biến. Các đột biến này khiến tế bào phát triển và nhân lên nhanh chóng, tạo ra khối u của các tế bào bất thường. Khối u này gây xâm lấn các mô xung quanh và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Nguồn: Mayoclinic

Triệu chứng bệnh Ung thư buồng trứng

Người bệnh ung thư buồng trứng có dấu hiệu như sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường hoặc đau bụng dưới mà không phải trong chu kỳ kinh nghiệm.
  • Người bệnh có cảm giác khó chịu hoặc/và đau ở khu vực bụng trên hay bụng dưới.
  • Táo bón có thể xuất hiện do người bệnh ở giai đoạn muộn thường có khối u chèn vào đại tràng, cản trở lưu thông của nhu động ruột, dẫn tới táo bón.
  • Trong một giờ đi tiểu nhiều lần do khối u kích thích bàng quang gây cảm giác buồn đi tiểu thường xuyên.
  • Mặc dù không thay đổi chế độ ăn, vận động và làm việc, nhưng vẫn bị sút nhiều cân đột ngột mà không biết lý do.
  • Ăn nhanh no và cảm giác chán ăn.

Những triệu chứng trên có thể do nguyên nhân của các bệnh khác, tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan và cần khám sức khỏe khi có các triệu chứng bất thường trên.

Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đường lây truyền bệnh Ung thư buồng trứng

Bệnh ung thư buồng trứng không lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh, tuy nhiên có thể lây truyền qua các thể hệ bằng cách con cái thừa hưởng các gen đột biến của bố mẹ hoặc thế hệ trước, từ đó làm gia tăng khả năng mắc bệnh của thế hệ con cái.   

Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư buồng trứng

Hiện nay, các nhà khoa học đã xác được một số nguy cơ làm gia tăng mắc bệnh ung thư buồng trứng như sau:

  • Tuổi cao: Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên vẫn phổ biến ở phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi.
  • Đột biến di truyền: Tỷ lệ nhỏ ung thư buồng trứng là do đột biến gen được thừa hưởng từ bố mẹ. Các gen này được biết đến làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng như gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2), đồng thời, các gen này cũng làm tăng khả năng mắc ung thư vú hay một số đột biến gen khác có liên quan đến hội chứng Lynch.
  • Tiền sử gia đình: những người có 2 hoặc hơn 2 người họ hàng gần mắc ung thư buồng trứng thì có khả năng mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với những đối tượng khác.
  • Liệu pháp điều trị hormon estrogen thay thế, đặc biệt là khi sử dụng dài hạn và liều cao.
  • Tuổi bắt đầu kinh nguyệt sớm hoặc/và mãn kinh muộn cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Phòng ngừa bệnh Ung thư buồng trứng

Hiện nay chưa có biện pháp nào phòng ngừa ung thư buồng trứng hoàn toàn, nhưng để làm giảm nguy cơ mắc, các chuyên gia khuyên như sau:

  • Cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai để làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Phụ nữ nên xin ý kiến bác sĩ liệu thuốc tránh thai có phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân trước khi sử dụng.
  • Xin ý kiến của bác sĩ về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bản thân. Khi có người thân mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ xác định và giải thích khả năng mắc ung thư của người bệnh là bao nhiêu. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện người bệnh có thừa hưởng gen đột biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, từ đó sẽ cân nhắc việc cắt buồng trứng để phòng ngừa ung thư.
  • Khi sinh con, phụ nữ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Điều này cũng được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng do làm giảm số lần phóng noãn.
  • Giảm lượng mỡ trong chế độ ăn hằng ngày.
  • Phẫu thuật thắt vòi trứng hoặc cắt tử cung để tránh thai.  

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư buồng trứng

Khám và xét nghiệm ung thư buồng trứng

Khám ung thư buồng trứng bao gồm:

  • Khám tiền sử: Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử mắc bệnh hiện tại và tiền sử gia đình về bệnh ung thư buồng trứng.
  • Khám thực thể: người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện khám toàn bộ bộ phận sinh dục (gồm âm đạo, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng), hệ tiết niệu (bàng quang) và trực tràng.

Xét nghiệm gồm một số mục sau:

  • Phết tế bào cổ tử cung (PAP test): đây là biện pháp được khuyến cáo sử dụng để sàng lọc người bệnh ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, vẫn được sử dụng để phát hiện ung thư buồng trứng.
  • Xét nghiệm máu CA 125 (Carcinama antigen): đây là xét nghiệm nhằm tìm dấu ấn ung thư buồng trứng để chẩn đoán, theo dõi tiến triển điều trị và theo dõi tái phát sau điều trị.  Đây là chất được tiết ra từ khối u ác tính, do đó, nếu chỉ số này ở mức bất thường thì chứng tỏ người bệnh mắc ung thư buồng trứng.
  • Sinh thiết: Để tiến hành phương pháp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật mở để lấy các mô của khối u hoặc mô của buồng trứng, sau đó các tết bào này sẽ được xử lý và sử dụng kính hiển vi để phát hiện các tế bào ung thư. Trong quá trình phẫu thuật, nếu nghi ngờ ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ cắt toàn bộ buồng trứng ngăn ngừa sự di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.   
  • Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm cao tần, khi các sóng này đi tới các khối u sẽ cho kết quả hình ảnh khối u bất thường trong buồng trứng.
  • Chụp cắt lớp và chụp khung đại tràng có thuốc cản quang.

Phân loại giai đoạn ung thư buồng trứng

Khi đã được chẩn đoán là ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn của bệnh, từ đó đưa ra các phác đồ phù hợp với từng giai đoạn và thể trạng của người bệnh.

Ung thư buồng trứng gồm 5 giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu.

Giai đoạn xảy ra ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và chưa di ăn đến các hạch bạch huyết xung quanh hay đến cơ quan khác.

Giai đoạn 1: Được chia làm 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1A: tế bào ung thư chỉ nằm trong một trong hai buồng trứng hoặc một trong hai ống dẫn trứng và bị giới hạn bên trong buồng trứng.
  • Giai đoạn 1B: Ung thư ở bề mặt ngoài của cả buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
  • Giai đoạn 1C: Các mô xung quanh khối u ở buồng trứng hoặc ống dẫn trứng bị phá vỡ, tạo điều kiện cho các tết bào ung thư lan tới các cơ quan vùng chậu hay vùng bụng.

Giai đoạn 2:

  • Giai đoạn 2A: Ung thư lan tới cơ quan trong khung xương chậu.
  • Giai đoạn 2B: Ung thư di căn tới hệ tiêu hóa như đại tràng, trực tràng hoặc bàng quang.

Giai đoạn 3:

  • Giai đoạn 3A1: các tế bào ung thư có trong 1 trong 2 ống dẫn trứng hoặc buồng trứng và lan tới các hạch bạch huyết vùng chậu.
  • Giai đoạn 3A2: Ung thư lan tới các các cơ quan trong khoang bụng như màng bụng.
  • Giai đoạn 3B: Giai đoạn này khối u đã có kích thước đủ lớn để quan sát bằng mắt thường (< 2cm) tại một trong hai hoặc cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, màng bụng và các cơ quan khác ngoài xương chậu.
  • Giai đoạn 3C: Khối u đã > 2cm và lan tới gan hoặc lách.

Giai đoạn 4 hay còn gọi là ung thư giai đoạn cuối:

  • Giai đoạn 4A: tìm thấy tế bào ung thư ở màng dịch của phổi.
  • Giai đoạn 4B: Ung thư di căn tới các cơ quan quan trọng như gan, lách, phổi, não…

Đây là giai đoạn cuối cùng, do đó, hiệu quả điều trị không cao do người bệnh đã bị di căn khắp cơ thể.

Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư buồng trứng

Sau khi xác định được giai đoạn ung thư buồng trứng, dựa trên các yếu tố như tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng phối hợp các biện pháp điều trị khác nhau để điều trị như:

Phẫu thuật ung thư buồng trứng

Đây là biện pháp thường được áp dụng gồm cắt bỏ toàn bộ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung. Nạo vét hạch bạch huyết và loại bỏ mạc nối lớn trong ổ bụng. Đối với một số trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mà chưa có con và bệnh ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể chỉ định cắt một buồng trứng và một ống dẫn trứng để đảm bảo chức năng sinh sản cho người phụ nữ sau này.

Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hóa trị liệu

Sau khi phẫu thuật, sử dụng một số loại thuốc bằng đường truyền tĩnh mạch nhằm tìm và tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể.  

Xạ trị

Sử dụng máy chiếu xạ để chiếu tia phóng xạ có năng lượng cao thẳng trực tiếp khối u, làm khối u teo lại và chết dần.

Sau khi đã điều trị, người bệnh ung thư buồng trứng cần tái khám định kỳ để thay đổi phác đồ điều trị khi cần thiết và phát hiện các dấu hiệu bất thường khác như tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, hay tình trạng di căn của ung thư…

Tế bào gốc/Liệu pháp miễn dịch: Chỉ có tại Vinmec

Hiện nay, Vinmec là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng liệu pháp miễn dịch tự thân trong điều trị ung thư (trong đó có ung thư buồng trứng – đặc biệt là giai đoạn muộn). Đây là giải pháp đột phá nhằm nâng cao hiệu quả điều trị ung thư tại Việt Nam. Xem thêm thông tin về liệu pháp.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *