Vì sao lại bị tăng đường huyết buổi sáng nhiều hơn hạ đường huyết buổi sáng

Vào buổi sáng thông thường chúng ta sẽ gặp phải hiện tượng đường huyết tăng và ảnh hưởng khá nhiều tới công việc. Vậy, tại sao lại bị tăng đường huyết buổi sáng nhiều hơn hạ đường huyết buổi sáng? Cùng trả lời câu hỏi này nhé!

Khi bạn mắc bệnh tiểu đường thì lượng đường huyết trong cơ thể bạn có thể tăng bất cứ lúc nào nhưng thường thì mỗi buổi sáng sau khi thức dậy đường huyết của bạn luôn tăng cao hơn là hạ.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho tăng đường huyết buổi sáng có thể xuất hiện nhiều hơn hạ đường huyết buổi sáng.

Hiện tượng bình minh 

“Hiện tượng bình minh” được định nghĩa là tình trạng mức đường huyết của một người tăng cao vào buổi sáng, đó là sự gia tăng hormone tự nhiên của cơ thể. Bạn có thể cảm nhận được tình trạng này vào khoảng 4 – 8 giờ sáng cơ thể của chúng ta giải phóng rất nhiều hormone cortisol và các hormone tăng trưởng để có thể chuẩn bị cho một ngày mới. Lúc này, để có thể đáp ứng được những thay đổi này gan sẽ tiết ra glucose. Tuyến tụy của chúng ta sẽ tiết nhiều insulin hơn để  có thể “xử lý” lượng glucose đó.

Sử dụng thuốc để điều trị hiện tượng bình minh

Người ta sử dụng thuốc chữa bệnh hạ đường huyết để có thể điều trị “hiện tượng bình minh” này. Nếu bạn đang phải sử dụng insulin thì có thể điều chỉnh tình trạng này bằng cách điều chỉnh liều lượng insulin dung nạp vào cơ thể.

Hiệu ứng Somogyi 

Khi ngủ, mức đường huyết trong máu hoàn toàn có thể giảm mà người bệnh không thể nào biết được. Ở một số người thì cơ thể sẽ tiến hành bù đắp bằng cách tạo ra nhiều hormone và kết quả là lại gây tăng đường huyết. Người ta gọi quá trình này là hiệu ứng Somogyi. Những người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết do ăn không đủ nguồn tinh bột hay uống quá nhiều rượu có thể dễ dàng mắc phải.

Bạn ngủ dậy sau một giấc ngủ và thấy mình bị đổ nhiều mồ hôi thì rất có thể là dấu hiệu của hiệu ứng Somogyi có thể xảy ra hạ đường huyết ban đêm. Có nhiều người hạ đường huyết buổi sáng do chính nguyên nhân này gây ra. Chính vì thế, một điều bạn có thể làm chính là ăn nhẹ trước khi lên giường đi ngủ mỗi buổi tối.

Giảm hiệu lực insulin 

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường và phải điều trị bằng insulin thì hiện tượng tăng đường huyết vào buổi sáng có thể là do insulin hết hiệu lực quá sớm. Bạn có thể tiến hành thay đổi liều lượng cũng như thời gian tiêm insulin giúp ngăn chặn tình trạng này.

Vào buổi sáng, chúng ta có nhiều nguyên nhân hơn và có thể gây nên tình trạng tăng đường huyết dễ dàng hơn. Chính vì thế, tăng đường huyết buổi sáng luôn diễn ra nhiều hơn so với hạ đường huyết buổi sáng. Tuy nhiên, tình trạng hạ đường huyết buổi sáng cũng có diễn ra ở nhiều người và nên được khắc phục sớm.

Bạn có thể tiến hành thay đổi liều lượng cũng như thời gian tiêm insulin giúp ngăn chặn tình trạng này.

Dù tăng đường huyết buổi sáng hay giảm đường huyết buổi sáng thì nó cũng vẫn là những triệu chứng nguy hiểm và cần được khắc phục sớm.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *