Viêm buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

1. Tổng quan bệnh Viêm buồng trứng

Buồng trứng có vai trò quan trọng đối với việc sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên hiện nay, do sự thay đổi của môi trường và những thói quen sinh hoạt dẫn đến nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh viêm buồng trứng.

2. Nguyên nhân bệnh Viêm buồng trứng

Viêm buồng trứng chính là hiện tượng buồng trứng bị viêm nhiễm mà nguyên nhân gây viêm buồng trứng chủ yếu do các loại vi trùng, nấm, ký sinh trùng. Sự xuất hiện của các loại vi trùng do các nguyên nhân sau: vùng kín vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn, có tiền sử nạo phá thai, sử dụng biện pháp tránh thai không an toàn, bị nhiễm các bệnh phụ khoa, có tiền sử bệnh quai bị…

3. Triệu chứng bệnh Viêm buồng trứng

Bệnh viêm buồng trứng được chia làm 2 loại viêm: viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mãn tính, với mỗi loại bệnh lại có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:

  • Dấu hiệm viêm buồng trứng cấp tính: Đau khu vực hạ vị, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh; nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường, sốt nhẹ; trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh thận, gan có thể cảm thấy đau ngực phải và hai bên sườn; hậu môn có cảm giác sưng nóng, ẩm ướt và đau khi đi đại tiện.
  • Viêm buồng trứng mãn tính có các dấu hiệu bệnh: khi làm việc nặng, làm việc quá sức có dấu hiệu đau ở vùng hạ vị, mức độ đau ngày càng cao; rong kinh, kinh nguyệt và dịch tiết âm đạo ra nhiều; có cảm giác mệt mỏi, sốt cao thậm chí kèm theo co giật; căng trướng, đau bụng dưới; cảm giác chán ăn, mệt mỏi và giảm cân…

4. Đối tượng nguy cơ bệnh

Chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh vêm buồng trứng. Chính vì vậy, cần tìm hiểu chi tiết về bệnh để có biện pháp phòng ngừa.

Bệnh viêm buồng trứng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của phụ nữ, giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.

5. Phòng ngừa bệnh

Có nhiều biện pháp để phòng ngừa nguy cơ bị viêm buồng trứng, trong đó việc duy trì chế độ sinh hoạt khoa học có ý nghĩa quan trọng hàng đầu góp phần giảm sự nguy cơ mắc bệnh.

Các biện pháp cụ thể như:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Có phương pháp tránh thai an toàn để tránh việc mang thai ngoài ý muốn
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe
  • Duy trì việc tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Trên cơ sở các triệu chứng, dấu hiệu bênh, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân, mức độ của các ổ nhiễm trùng có trong buồng trứng cũng như các bộ phận xung quanh. Hầu hết các trường hợp bị viêm buồng trứng là một phần của tình trạng viêm tử cung, ảnh hưởng đến cả ống dẫn trứng và buồng trứng

Để chuẩn đoán bệnh chính xác cần chú ý đến tiền sử phụ khoa và các kết quả xét nghiệm. Thông qua siêu âm có thể xác định chính xác vị trí viêm và mức độ lây lan của bệnh.

7. Các biện pháp điều trị bệnh

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị viêm buồng trứng đó là:

  • Điều trị bằng nội khoa sẽ được áp dụng khi bệnh đang ở giai đoạn mãn tính: kháng sinh điều trị sẽ có tác dụng khắc phục tình trạng bệnh, làm giảm các triệu chứng bên ngoài, ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, kìm hãm sự lây nhiễm sang các bộ phận lân cận.
  • Điều trị ngoại khoa. Trong trường hợp bị dính buồng trứng, dính ống dẫn trứng có thể sử dụng phương pháp tiểu phẫu, nội soi ổ bụng.

Với các bệnh nhân bị áp xe buồng trứng hoặc áp xe ống dẫn trứng cần chọn kháng sinh điều trị, khi không có kết quả có thể xem xét đến các biện pháp tiểu phẫu.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *