Viêm đa cơ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

1. Tổng quan bệnh Viêm đa cơ

Viêm đa cơ là nhóm bệnh tự miễn với tổn thương chính là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ vân với biểu hiện đặc trưng là yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên có kèm tăng các men cơ xương. Viêm đa cơ kèm theo có tổn thương da thì gọi là bệnh Viêm da – cơ hay viêm bì cơ. Ngoài tổn thương ở cơ hoặc kèm theo da, các bệnh nhân thường có biểu hiện khác ở gối, phổi, tim mạch, tiêu hóa.

Ở người già, viêm đa cơ và viêm da – cơ có tỷ lệ kết hợp với bệnh ung thư cao hơn và ngược lại ung thư biểu hiện như viêm da – cơ.

2. Nguyên nhân bệnh Viêm đa cơ

Bệnh viêm đa cơ và viêm da – cơ thuộc nhóm bệnh tự miễn nên còn gọi là Viêm đa cơ tự miễn với nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh còn có xu hướng tiến triển theo mùa trong năm và có liên quan đến kháng thể tự miễn và các yếu tố di truyền

Ngoài ra, các tác nhân như yếu tố môi trường, các tác nhân gây nhiễm trùng như vi khuẩn, virus, các loại thuốc cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh.

3. Triệu chứng bệnh Viêm đa cơ

Khi người bệnh đến khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ kết hợp giữa biểu hiện lâm sàng của người bệnh và hỏi bệnh. Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như:

  • Xét nghiệm máu phát hiện các enzym cơ trong huyết thanh tăng cao như CK, GOT, GPT… ngoài ra còn có kháng thể kháng nhân dương tính, gặp các kháng thể đặc hiệu với viêm cơ tự miễn trong cơ thể.
  • Điện cơ cho thấy các hình ảnh điện thế phức tạp, biên độ thấp, yếu cơ, cơ dễ bị kích thích.
  • Sinh thiết cơ thấy hình ảnh bất thường của cơ, có xâm lấn, thoái hóa và hoại tử, Có xuất hiện teo các tổ chức xung quanh, theo tiến triển bệnh sẽ dẫn đến việc các tổ chức xơ thay thế các tổ chức cơ bị hoại tử làm chia tách bó cơ.
  • Sinh thiết da cho kết quả thâm nhiễm, teo da, thoái hóa các tổ chức của da.
  • Kiểm tra bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chụp CT, đo chức năng hô hấp giúp cho việc xác định tổn thương và xâm lấn để có biện pháp điều trị đạt kết quả cao.

4. Đường lây truyền bệnh

Triệu chứng của viêm đa cơ và viêm da – cơ thường diễn biến từ từ trong vài tuần hoặc vài tháng nên rất khó phát hiện sớm. Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, sút cân đặc biệt khi kết hợp với bệnh ung thư. Các triệu chứng biểu hiện như:

  • Cơ: Bệnh nhân có biểu hiện đau cơ, xơ hóa cơ gây tình trạng co rút cơ, hạn chế vận động các khớp; yếu vùng cơ gốc chi, đối xứng hai bên; yếu cơ vùng hầu họng gây nên tình trạng khó ăn, khó nuốt, nói tiếng bị khàn; yếu cơ vùng liên sườn dẫn đến tình trạng người bệnh khó thở và cuối cùng sẽ dấn đến teo cơ…
  • Da: Dấu hiệu quan trọng trong bệnh viêm da – cơ là tổn thương da gồm có: các dát màu đỏ tím, có vảy. Ở giai đoạn tiến triển, có thể teo da,  tăng hoặc giảm sắc tố, xuất hiện các ban đỏ, giãn mao mạch ở xung quanh móng tay.
  • Khớp: Xuất hiện đau khớp hoặc viêm khớp thường gặp ở các khớp nhỏ  của bàn tay, cổ tay nhưng không gây biến dạng khớp.
  • Lắng đọng calci ở da và các tổ chức. Bệnh nhân có thể sờ thấy các hạt cứng chắc hoặc nhìn thấy các hạt màu trắng khi tổn thương ở lớp nông. Calci hóa sẽ gây ra tình trạng vận động kém của khớp.
  • Các biểu hiện khác: Bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó thở, xơ phổi, viêm phổi và tràn dịch. Ngoài ra còn có các bệnh lý về thận, hội chứng thận hư, các bệnh lý ung thư kèm theo tuy nhiên các trường hợp này hiếm gặp

5. Đối tượng nguy cơ bệnh

Viêm đa cơ, viêm da – cơ thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 10 – 15 tuổi và người lớn tuổi từ 45 – 60 tuổi, một vài trường hợp có ghi nhận mắc phải ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh phổ biến ở người da đen hơn người da trắng và phụ nữ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đàn ông.

6. Phòng ngừa bệnh

Hiện nay chưa có bất kỳ biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh viêm đa cơ, viêm da – cơ. Người bệnh khi có các biểu hiện cần đi khám bệnh sớm tại các chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

7. Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Khi người bệnh đến khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ kết hợp giữa biểu hiện lâm sàng của người bệnh và hỏi bệnh. Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như:

  • Xét nghiệm máu phát hiện các enzym cơ trong huyết thanh tăng cao như CK, GOT, GPT… ngoài ra còn có kháng thể kháng nhân dương tính, gặp các kháng thể đặc hiệu với viêm cơ tự miễn trong cơ thể.
  • Điện cơ cho thấy các hình ảnh điện thế phức tạp, biên độ thấp, yếu cơ, cơ dễ bị kích thích.
  • Sinh thiết cơ thấy hình ảnh bất thường của cơ, có xâm lấn, thoái hóa và hoại tử, Có xuất hiện teo các tổ chức xung quanh, theo tiến triển bệnh sẽ dẫn đến việc các tổ chức xơ thay thế các tổ chức cơ bị hoại tử làm chia tách bó cơ.
  • Sinh thiết da cho kết quả thâm nhiễm, teo da, thoái hóa các tổ chức của da.
  • Kiểm tra bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chụp CT, đo chức năng hô hấp giúp cho việc xác định tổn thương và xâm lấn để có biện pháp điều trị đạt kết quả cao.

8. Các biện pháp điều trị bệnh

Việc phát hiện và điều trị bệnh rất quan trọng, điều trị bệnh sớm hiệu quả càng cao và ít biến chứng. Các biện pháp điều trị hiện nay thường sử dụng như:

  • Điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Điều trị bằng Corticoid kết hợp với các thuốc điều trị khác theo chỉ định. Không tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Việc dùng thuốc bừa bãi không những không điều trị được bệnh mà còn tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc làm thất bại trong việc điều trị.
  • Lọc huyết tươngtrong trường hợp bệnh tiến triển nặng, điều trị thuốc không đáp ứng.
  • Tập vật lý trị liệu tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *