Viêm dây thần kinh thị giác: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

1. Tổng quan bệnh Viêm dây thần kinh thị giác

Hiện nay, do sự phát triển của xã hội, đặc biệt là công nghệ thông tin, dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều căn bệnh về mắt, trong đó có bệnh viêm dây thần kinh thị giác.

Theo các nhà khoa học, đây là hiện tượng các dây thần kinh thị giác-bó sợi thần kinh truyền thông tin hình ảnh từ mắt đến não bị tổn thương do tình trạng viêm gây nên. Tình trạng này làm đau và mất thị lực tạm thời một bên mắt.

Bệnh viêm dây thần kinh thị giác còn có liên quan đến một căn bệnh gây viêm và tổn thương dây thần kinh trong não và tủy sống là bệnh đa xương cứng. Các biểu hiện của bệnh có thể là những biểu hiện đầu tiên của bệnh đa xương cứng.

Với căn bệnh này, những bệnh nhân mới bị mắc bệnh một lần đều có khả năng khôi phục thị lực bình khi được điều trị và theo dõi kịp thời.

2. Nguyên nhân bệnh Viêm dây thần kinh thị giác

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh, chỉ xác định bởi nguyên nhân phổ biến nhiều bệnh nhân mắc phải nhất là do bệnh đa xơ cứng. Thực tế các bệnh nhân bị bệnh này chính là biểu hiện đầu tiên của bệnh đa xơ cứng hoặc có thể do nhiễm trùng, một phản ứng viêm của hệ miễn dịch.

Như vậy, các bệnh thần kinh có thể gây viêm dây thần kinh thị giác: bệnh đa xơ cứng, bệnh viêm tủy-thị thần kinh hoặc bệnh Schilder – một tình trạng tổn thương mãn tính bao myelin của dây thần kinh bắt đầu từ khi còn nhỏ. Các bệnh nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây ra như: bệnh quai bị, bệnh sởi, bệnh lao, bệnh Lyme, bệnh viêm não do virus, bệnh viêm xoang, viêm màng não hay bệnh Zona.

Ngoài ra, cũng có các nguyên nhân khác gây ra như: bệnh viêm các mô và các cơ quan khác nhau, hệ thống miễn dịch tấn công hệ thần kinh dẫn đến hội chứng Guillain-Barré, phản ứng sau tiêm chủng hoặc do các hóa chất, thuốc…

3. Triệu chứng bệnh Viêm dây thần kinh thị giác

  • Hầu hết các bệnh nhân bị viêm dây thần kinh thị giác đều có triệu chứng đau mắt, đặc biệt đau hơn khi chuyển động mắt và có cảm giác đau âm ỉ phía sau mắt.
  • Thị lực một bên mắt bị mất, thị lực giảm đáng kể sau vài giờ hoặc vài ngày, sau đó phục hồi dần trong vài tuần đến vài tháng. Có một số trường hợp tình trạng giảm thị lực vĩnh viễn có thể xảy ra.
  • Hiện tượng giảm tầm nhìn có thể xảy ra ở mọi hình thái.
  • Bị giảm nhận thức về màu sắc, khả năng nhận biết màu sắc bị giảm đáng kể.
  • Bệnh này thường gây ảnh hưởng đến một bên mắt. Bệnh nhân mắc bệnh có thể nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy hoặc chớp sáng khi mắt có dấu hiệu chuyển động.

Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về mắt, cần phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp.

4. Đường lây truyền bệnh

Bệnh viêm dây thần kinh thị giác là căn bệnh không thể lây truyền từ người này đến người khác.

5. Đối tượng nguy cơ bệnh

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: những người lớn tuổi từ 20-40 tuổi; nữ giới có khả năng bị viêm dây thị giác cao hơn nam giới, những người da trắng dễ mắc bệnh hơn người da đen; một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm dây thần kinh thị giác hoặc đa xương cứng.

6. Phòng ngừa bệnh

Để phòng ngừa mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác, cần hạn chế những nguy cơ gây bệnh như: Duy trì chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

7. Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán thông qua khám lâm sàng. Các triệu chứng và tiền sử mắc bệnh chính là cơ sở quan trọng để xác định có bị hay không.

  • Sau khi chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác, cụ thể như:
  • Chụp cắt lớp quang học để thấy rõ hình ảnh các dây thần kinh ở mặt sau của mắt.
  • Dùng một từ trường mạnh kết hợp với sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của não, hay còn được gọi là chụp MRI não.
  • Chụp CT để thấy hành hình X-quang cắt ngang của bộ não.

8. Các biện pháp điều trị bệnh

Hiện nay, trên cơ sở kết quả chữa trị, hầu hết các bệnh nhân bị bệnh đều có thể tự phục hồi mà không cần điều trị. Đối với những bệnh nhân tình trạng trở nên nguy hiểm sẽ được điều trị bằng các biện pháp như: truyền tĩnh mạch methylprednisolone, truyền tĩnh mạch immunoglobulin, tiêm interferon,…

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *