Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa khiến không ít mẹ lo lắng. Vậy, mẹ bầu nên làm gì để giảm tình trạng này?
Lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Bệnh uốn ván còn được gọi là phong đòn gánh, là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Được biết, uốn ván là bệnh do các nguyên nhân đến từ chất độc neurotoxin khi bị nhiễm vi trùng Clostridium tetani qua các vết thương trên da gây ra.
Triệu chứng thường gặp của uốn ván là làm tê cứng lưỡi và hàm, sau đó xuất hiện những cơn co giật đau đớn trong vòng 7 ngày. Một số người sẽ bị co giật cơ mạnh, đau đớn khắp toàn thân mà nặng hơn là các cơn co giật dữ dội dẫn đến khó thở và gây tử vong.
Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn có thể ngăn ngừa nhờ biện pháp tiêm chủng. Sau khi tiêm vắc xin, các kháng thể sẽ được hình thành giúp mẹ có hệ miễn dịch tốt và bé được bảo vệ khi bị vi trùng uốn ván xâm nhập. Do vậy bà bầu nên tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.
Theo các chuyên gia y tế, cơ thể mẹ bầu trong quá trình mang thai rất dễ bị nhiễm bệnh do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Do đó, để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ, các mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván nhé. Còn đối với trẻ, việc tiêm phòng uốn ván còn giúp thai nhi tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng rốn sau sinh.
Tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa có sao không?
Trong thời gian sau khi tiêm phòng uốn ván, các mẹ bầu thường gặp phải một số trường hợp sau: sưng tấy, mẩn đỏ, nổi cục cứng, sờ vào thì đau… khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Vậy tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa có sao không?
Theo các bác sĩ nhận định, đây hoàn toàn chỉ là phản ứng phụ của vắc xin tác động vào cơ thể người và không gây nguy hiểm cho cơ thể mẹ và thai nhi. Các mẹ bầu có thể yên tâm vì không chỉ vắc xin tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa mà hầu hết tất cả các loại vắc xin khác khi tiêm vào cơ thể sẽ gặp phản ứng phụ.
Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu đều rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của vắc xin.
Ngoài ra việc vắc xin gây phản ứng phụ ngoài ý muốn sau khi tiêm là do các thành phần thừa có trong vắc xin gây ra. Đặc biệt với phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch yếu đều rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của vắc xin, gây ra tình trạng sau tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa. Đặc biệt là các mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng rất dễ gặp ở cơ thể bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng. Thông thường, triệu chứng tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa sẽ tự động mất đi trong vòng 3 – 4 ngày.
Mẹ bầu cần làm gì khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa?
Sau khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa là việc không đáng lo ngại. Các mẹ bầu có thể yên tâm vì vết sưng tấy chỉ kéo dài 6 – 8 tiếng, tuy chỉ một số trường hợp kéo dài hơn nhưng không đáng quan tâm.
Để xử lý những triệu chứng sưng đau ở vết tiêm, các mẹ bầu có thể chườm lạnh bằng cách dùng túi chườm nhỏ hoặc khăn bọc đá viên nhỏ ở nơi vị trí tiêm. Khi chườm lạnh, thông thường, các mẹ sẽ chườm lên vết tiêm trong khoảng 30 giây lại nhấc ra để khoảng 5 giây rồi tiếp tục đặt vào. Chườm liên tục trong khoảng 20 – 30 phút. Lưu ý trong khoảng 24 giờ tiếp theo, nếu vết sưng tấy và ngứa vẫn còn thì mẹ nên chuyển sang chườm nóng để vết sưng nhanh tan hơn. Các mẹ tuyệt đối không nên dùng đá viên trực tiếp xoa lên vết tiêm, bởi nó có thể làm vết sưng trở nên trầm trọng hơn.
Mẹ bầu cần làm gì khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa?
Ngoài ra, để giảm tình trạng tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian như đắp lát khoai tây hay dùng nước vôi ăn trầu lên vết tiêm cũng khá hiệu quả.
Một “bí kíp” khác mà các mẹ có thể áp dụng để giảm việc tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa là khi vừa tiêm xong mẹ xoa nhẹ xung quanh vết tiêm khoảng 20 – 30 phút để giúp máu lưu thông và hạn chế sưng tấy.
Tuy nhiên, trong trường hợp sốt cao, vết tiêm đau nhức, sưng to và kéo dài, các mẹ chú ý bù nước kịp thời, đầy đủ và nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Bài viết đã giải đáp cho bạn cách khắc phục khi tiêm phòng uốn ván xong bị sưng và ngứa và một vài kiến thức hữu ích về bệnh lý này. Hy vọng rằng, với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp có thể giúp mẹ bầu hiểu hơn về bệnh lý cũng như giúp mẹ bầu an tâm hơn khi gặp các triệu chứng ngoài ý muốn sau khi tiêm vắc xin.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.