Người lớn có bị quai bị không?

Theo thống kê của Sở Y tế, bệnh quai bị hiện đang lây lan nhanh chóng. Nhiều gia đình có trẻ nhỏ đã mắc phải nên các bậc phụ huynh lo lắng liệu rằng người lớn có bị quai bị không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh.

Người lớn có bị quai bị không và các biểu hiện của bệnh

Nguyên nhân bệnh quai bị là do một loại virus thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn truyền bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có kháng thể chống virus quai bị. Do đó, nếu trẻ em trong nhà có người đang mắc bệnh quai bị, người lớn cũng có thể bị mắc phải. Và câu trả lời cho câu hỏi “người lớn có bị quai bị không” là có.

Đối với bệnh quai bị, từ quá trình ủ bệnh đến khi phát bệnh hoàn toàn sẽ kéo dài vài ba tuần lễ. Bệnh quai bị là một bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày.

Người bệnh sẽ sốt cao đột ngột, trên 38 độ kèm theo đau đầu, mệt mỏi toàn thân, chán ăn, ngủ kém. Sau khi cơn sốt xuất hiện từ 1- 3 ngày, tuyến nước bọt sẽ bị sưng to, ở vị trí quai hàm. Đầu tiên là một bên quai hàm bị sưng, sau vài ngày sẽ sưng ở bên còn lại. Thông thường kích cỡ sưng sẽ không đối xứng (một bên sưng to, một bên nhỏ hơn). Ở một số trường hợp, vị trí sưng quá to, làm biến dạng hàm, gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như khó ăn, khó nuốt, bị đau không chịu được. Vùng da ở vị trí sưng sẽ ửng đỏ, căng bóng nhưng không chứa mủ, chạm vào sẽ rất đau.

Ngoài giải đáp cho thắc mắc “Người lớn có có bị quai bị không”, các chuyên gia cũng lưu ý người bệnh về biến chứng của bệnh quai bị. Có thể nói, nếu bị mắc quai bị khi càng lớn tuổi, người bệnh càng có thể gặp biến chứng nặng như quai bị dẫn đến viêm tinh hoàn ở nam giới. Còn ở nữ giới khi bị quai bị cũng có thể bị biến chứng viêm buồng trứng tuy rằng chỉ chiếm tỷ lệ thấp.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng quai bị khác như biến chứng viêm tụy cấp tính, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, giảm bạch cầu nhưng không nhiều. Mặc dù các biến chứng trên của bệnh quai bị thường sẽ gặp với tỷ lệ thấp nhưng cực kỳ nguy hiểm, có mức độ đe dọa đến tính mạng của người bệnh cao cho nên cần hết sức cảnh giác. Đặc biệt, người lớn khi mắc bệnh quai bị sẽ càng gặp những biến chứng có mức độ nguy hiểm cao.

Khi bị quai bị, nên làm gì?

Sưng quai hàm, nóng sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như mọc răng khôn, cảm cúm,… Nhưng người bệnh không nên chủ quan, cần phải đến cơ sở y tế để khám bệnh và điều trị kịp thời khi gặp bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Nếu đã mắc quai bị, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi, thư giãn. Đối với nam, nếu phát hiện bị sưng tinh hoàn, cần đặc biệt nghỉ ngơi. Nên ăn nhẹ và chườm nóng vào vùng góc hàm để giảm sưng, giảm đau. Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc các chất sát trùng khác. Người bệnh có thể dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Mặc dù bệnh quai bị là bệnh lành tính nhưng bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Khi mà trong toppic “người lớn có bị quai bị không” thì người lớn chính là đối tượng dễ bị lây virus nhất. Vì vậy khi gia đình có người mắc bệnh, cần cách ly với những người thân trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Có thể sử dụng các loại thuốc sát khuẩn dành cho đường mũi họng như nước súc miệng diệt khuẩn, dung dịch nước tỏi hàng ngày. Nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Phòng ngừa bệnh quai bị trong toppic ” Người lớn có bị quai bị không” một cách hiệu quả

Ăn thực phẩm, gia vị cay nóng sẽ làm cho bệnh quai bị trở nên nặng hơn.

Hiện tại, đã có vắc xin tiêm phòng ngừa quai bị. Do đó cần tiêm vắc xin phòng bệnh. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để tạo cho người chưa có kháng thể virus quai bị. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả, bạn cần phải chủ động thực hiện một số lưu ý sau:

  • Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, nơi có chứa mầm bệnh như bệnh viện, trường học,…
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ qua mỗi bữa ăn hàng ngày. Bởi dinh dưỡng đầy đủ là cách tăng cường kháng thể tốt nhất, giúp phòng ngừa các virus gây bệnh hiệu quả.
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì các loại thuốc nào hoặc các phương thuốc chữa bệnh khác. Cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng.
  • Ngoài ra dinh dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe của người bệnh. Khi bị quai bị, người bệnh nên ăn cháo loãng, ăn thức ăn không cay nóng,…

Trên đây là một số thông tin mà Long Châu đã cung cấp cho người đọc các vấn đề nên biết về bệnh quai bị cũng như làm thế nào để có thể phòng ngừa bệnh quai bị hiệu quả. Theo đó, trong chuyên đề “Người lớn có bị quai bị không”, câu trả lời của các chuyên gia chính là CÓ. Bệnh quai bị có thể lây nhiễm cho bất cứ ai, dù nam hay nữ và ở bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, mọi người không nên chủ quan mà cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh cũng như nên đến gặp bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *