Những bệnh nguy hiểm thường gặp ở mẹ bầu và cách phòng tránh

Giai đoạn thai kì là thời điểm vô cùng nhạy cảm, lúc này cơ thể của mẹ cũng yếu và dễ mắc bệnh, nhưng lại không thể sử dụng thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến con nhỏ. Đặc biệt là trong khoảng 3 tháng đầu mang thai nếu mẹ mắc những bệnh như rubella, sốt zika, tiền sản giật,… sẽ dễ bị sảy thai hoặc gây ra những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Những căn bệnh nguy hiểm mà mẹ thường gặp khi mang thai là rubella, sốt zika, tiền sản giật,… sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của mẹ và bé. Vì vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những căn bệnh này và những cách phòng tránh hiệu quả để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Top 5 những căn bệnh nguy hiểm mẹ thường gặp trong giai đoạn thai kỳ

Rubella

Rubella là bệnh sốt phát ban do virus rubella lây lan qua đường hô hấp. Nếu trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ mà mẹ mắc rubella thì tình trạng di truyền sang con cao hơn 80%, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở thai nhi như sảy thai, sinh non hoặc mắc những dị tật bẩm sinh.

Những triệu chứng mắc bệnh rubella mẹ cần chú ý như:

Sốt nhẹ khoảng 38-39 độ kèm theo những dấu hiệu như mệt mỏi, sưng hạch sau tai, đau sưng khớp, mắt đỏ và những biểu hiện viêm long đường hô hấp như nghẹt mũi, ho, đau họng..

Sau khoảng vài ngày trên cơ thể sẽ xuất hiện những mảng ban đỏ, mọc tụ tập thành những mảng đỏ nhẹ trên mặt, lưng và tay chân.

Sốt do nhiễm virus

Cảm cúm, sốt virus, viêm nhiễm phụ khoa khiến nhiều thai phụ rất lo lắng vì tỉ lệ mắc bệnh cao

Sốt zika, sốt xuất huyết là những bệnh sốt virus mẹ có thể mắc phải khi bị muỗi vằn đốt trong giai đoạn mang thai. Bệnh kéo dài trong khoảng 8-10 ngày và có thể tự khỏi nếu như mẹ được chăm sóc và nghỉ ngơi đầy đủ.

Để phân biệt những bệnh về sốt virus thì mẹ nên đi làm xét nghiệm máu để có cách chữa trị phù hợp. Đặc biệt sốt zika khi đang mang thai có thể di truyền sang con và gây ra những dị tật như bệnh đầu to, não nhỏ khiến trí não kém phát triển.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Khi mang thai thì tử cung sẽ phình to ra và gây áp lực nên đường tiêu hóa và tiết niệu của mẹ bầu, gây ra những bệnh như tiểu nhiều, tiêu chảy hoặc táo bón. Những bệnh trên tuy không gây nguy hiểm lớn nhưng cũng làm suy giảm sức khỏe của mẹ, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con.

Ngoài ra khi mang thai thì mẹ cũng dễ nhạy cảm với những thức ăn, nếu không phải thức ăn kém vệ sinh có thể làm rối loạn nhu động ruột, gây ra những bệnh về đường tiêu hóa.

Cảm cúm

Hệ miễn dịch của thai phụ sẽ bị suy yếu trong quá trình mang thai vì vậy sẽ dễ mắc những bệnh cảm mạo như sổ mũi, cảm cúm, ho sốt. Tuy bệnh cúm khi mang thai không nguy hiểm và nhanh khỏi nhưng nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ như tác động xấu đến não bộ của thai nhi và gây sảy thai hoặc sinh non. Bệnh cúm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và mẹ cũng khó mà điều trị bằng thuốc để nhanh khỏi như thông thường. 

Viêm nhiễm phụ khoa

Hiện nay có khoảng 70% phụ nữ mang thai mắc phải các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chứng minh đây là 1 căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Trong giai đoạn mang thai tuy không hành kinh nhưng nếu xuất hiện những biểu hiện như đau, ngứa âm đạo, huyết trắng ra nhiều hơn và có mùi khó chịu thì mẹ nên đến bác sĩ để được làm xét nghiệm và chữa nhanh những bệnh về viêm nhiễm âm đạo.

Cách phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm trên

Bác sĩ tư vấn những cách phòng tránh bệnh hiệu quả trong giai đoạn thai kỳ

Rubella

Đối với bệnh rubella hiện nay đã có vacxin phòng bệnh nên những mẹ có kế hoạch sinh con thì hãy đi tiêm ngay vacxin phòng bệnh Rubella. Nếu như chưa tiêm vacxin nhưng đang trong giai đoạn mang thai thì mẹ hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh như không tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người.

Sốt virus

Hiện nay chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho những bệnh về sốt virus, nên điều cần nhất khi gia đình có người mang thai là tiến hành diệt bọ gậy, lăng quăng xung quanh nhà.

Muỗi là nguyên nhân chính gây lên nhiều bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé, nên mẹ cần mặc áo dài tay màu sáng, ngủ mùng, sử dụng thuốc chống muỗi an toàn và dọn dẹp sạch sẽ không gian sống.

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Để giảm thiểu những tác hại của những bệnh về đường tiêu hóa thì mẹ nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt nên bổ sung các loại rau, quả chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước vào khẩu phần ăn hằng ngày để giảm áp lực cho dạ dày, giảm thiểu chứng ợ nóng, tiêu chảy, táo bón.

Cảm cúm

Vì hệ miễn dịch kém nên trong những tuần đầu mang thai mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe, không đến những nơi đông người hoặc môi trường có nhiều khói bụi. Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức khỏe.

Viêm nhiễm phụ khoa

Để tránh những bệnh phụ khoa thì mỗi ngày mẹ nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hàng ngày từ trước ra sau. Thực hiện những biện pháp quan hệ tình dục an toàn để tránh những bệnh lây nhiễm nguy hiểm như giang mai, lậu.

Nếu mẹ xuất hiện những dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo thì không nên uống thuốc và hãy hỏi bác sĩ về những kem bôi vùng kín để hạn chế những thương tổn.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *