Dùng lá ngổ chữa sỏi thận thế nào để hiệu quả?

Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại cây, lá có thể chữa được bệnh sỏi thận. Trong đó lá ngổ chữa sỏi thận được rất nhiều người biết đến và tin dùng.

Đối với những người mắc bệnh sỏi thận, áp dụng phương pháp điều trị sỏi thận theo dân gian để chữa bệnh đã không quá xa lạ. Bài thuốc từ lá ngổ chữa sỏi thận là một bài thuốc được nhiều người sử dụng rộng rãi. Dùng lá ngổ thường xuyên sẽ giúp người bệnh sỏi thận khỏi bệnh đồng thời tránh được nguy cơ tái phát.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là căn bệnh do sỏi hình thành bên trong thận khi nồng độ các chất như canxi, oxalat, muối urat phốt phát tăng cao trong nước tiểu. Bệnh có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân: Không ăn sáng, uống ít nước, ăn thực phẩm nhiều chất béo, ít vận động…

Sỏi thận không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Có nhiều cách làm tan sỏi thận như uống thuốc làm tan sỏi, tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi sỏi thận… Tuy nhiên có đến 60% bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó. Trong dân gian vẫn lưu truyền một phương pháp chữa sỏi thận rất hiệu quả mà dễ làm, đó là dùng lá ngổ chữa sỏi thận.

Dược tính của lá ngổ

Lá ngổ là loại thảo dược có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Lá ngổ còn có tên là ngò om, ngổ thơm, ngổ hương, ngổ điếc…, có tên khoa học là Limnophila aromatica. Đây là cây thân thảo có chiều cao 20 cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, hơi ôm thân, không cuống. Theo Đông y, lá ngổ có vị cay, thơm, tính mát, hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khái, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, sát trùng đường ruột, giảm đau. Ngoài ra, lá ngổ còn được dùng trị bệnh tiểu đường, trị sỏi thận, chống lão hóa, sốt nóng, ngừa ung thư… rất hiệu quả.

Một số công dụng của lá ngổ

Lá ngổ chữa sỏi thận

Lá ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Trị sỏi mật

100g lá ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 – 15 ngày.

Trị đái dầm

Lá ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 lần.

Trị đi tiểu ra máu

Lá ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.

Trị ban đỏ

Lá ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

Trị cảm ho, sổ mũi

Dùng khoảng 20g lá ngổ tươi, sắc uống mỗi ngày.

Trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính

50g lá ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt; thêm 3 – 5 hạt muối hột uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng; liên tục 10 – 15 ngày

Trị viêm tấy đau nhức

Lấy 1 nắm lá ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu

Lấy lá ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000ml nước khi đun chỉ còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Trị vết thương ngoài da gây mủ

Giã nát vài ba cây lá tươi, đắp lên vết thương.

Cách dùng lá ngổ chữa sỏi thận

Dùng lá ngổ chữa sỏi thận là cách khá hiệu quả

Chuẩn bị: Chỉ cần 100g lá ngổ còn tươi. Lá mua ngoài cần rửa thật kĩ, nên thêm dung dịch rửa lá hoặc ngâm nước muối để loại bỏ bớt chất hóa học và vi khuẩn. Cho lá vào cối giã nát, cho vào vải mỏng vắt kiệt nước. Thêm vào 5 muỗng cà phê mật ong uống hằng ngày. Thời gian dùng thuốc lý tưởng là buổi sáng, khi chưa ăn gì.

Một số lưu ý khi dùng các bài thuốc dân gian nói chung:

  • Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
  • Kiên trì, tuyệt đối không được bỏ bữa thuốc.
  • Đi khám bác sĩ để biết tình trạng bệnh. Tái khám sau 1 thời gian để biết kích thước sỏi có giảm hay không.
  • Sau 1 thời gian điều trị mà không hiệu quả thì nên đổi phương pháp điều trị phù hợp với cơ địa.

Lưu ý khi sử dụng lá ngổ chữa sỏi thận

Lá ngổ có nhiều tác dụng khá hay. Tuy nhiên thân cây có nhiều lông tơ, khó rửa sạch vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc cần phải rửa thật sạch, ngâm thuốc tím, nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ lá ngổ.

Ngoài ra, lá ngổ dễ bị lẫn với lá ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước. Vì vậy khi dùng làm thuốc phải chú ý để không nhầm lẫn.

Việc sử dụng đúng cách lá ngổ chữa sỏi thận rất quan trọng, tuy nhiên việc chặn bệnh tái phát và phòng bệnh cũng quan trọng không kém. Bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh cần áp dụng chế độ giảm ăn mặn, hạn chế nhịn đói, uống nhiều nước, ăn nhiều rau, quả và tập thể dục nhẹ nhàng. Tránh tình trạng chủ quan rất có thể khiến bệnh tái phát.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *