Bệnh nhân mắc sỏi thận có cần mổ không?

Mắc sỏi thận có cần mổ không và điều kiện để mổ là gì? Đó là câu hỏi mà có không ít người quan tâm và tìm hiểu. Bởi triệu chứng của bệnh có ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày cũng như có tỷ lệ tái phát cao.

Sỏi thận được tạo thành nên từ sự kết tinh của một số thành phần trong nước tiểu. Khi mắc phải, sỏi có thể làm bệnh nhân đau đớn, tắc đường tiết tiệu và nhiễm khuẩn, gây nguy hại cho sức khỏe. Dù sỏi thận là bệnh lý thường gặp và dễ tái phát, nhưng bạn cũng có thể phòng và kiểm soát sỏi thận nhờ vào chế độ ăn uống.

1. Sỏi thận có cần mổ không các phương pháp phẫu thuật

Sỏi thận có cần mổ không và khi nào cần?

Để có câu trả lời chính xác cho việc sỏi thận có cần mổ không thì ta phải biết được khi nào cần mổ. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ sỏi thận là phương pháp điều trị cuối cùng. Khi mà trước đó bệnh nhân đã áp dụng không thành công hầu hết các phương pháp khác.

Ngoài ra, có một số ca bệnh cũng được chỉ định mổ khi sỏi đã to lúc phát hiện. Hoặc cũng có trường hợp là đã xuất hiện biến chứng (như thận nhiễm mủ, ứ nước, suy thận…). Vậy là có lẽ các bạn đọc cũng đã biết được mắc sỏi thận có cần mổ không rồi. Thực tế chúng ta chỉ cần mổ sỏi thận trong một số trường hợp nặng theo chỉ định của bác sĩ.

Mức độ nguy hiểm khi mổ sỏi thận

Ngoài việc sỏi thận có cần mổ không thì những nguy hiểm có thể xảy đến cũng là câu hỏi chung của nhiều bệnh nhân. Thực tế bạn có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau khi mổ. Đơn cử như là nhiễm trùng máu, tắc mạch chi, thận ứ nước…

Không những thế, còn có các biến chứng không lường trước được xảy đến. Khi mà trong quá trình mổ nội soi bác sĩ phẫu thuật phải đưa ống soi mềm qua niệu đạo vào niệu quản. Tác dụng của nó là dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, bắt lấy sỏi và phá vỡ, sau đó đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên trong quá trình đưa ống soi vào niệu đạo thì ống này có thể làm đường tiểu tổn thương. Mô sẹo sẽ được tạo nên làm cản trở dòng nước tiểu lưu thông bình thường. Bệnh nhân có thể gặp biến chứng tiểu không tự chủ, són tiểu, tiểu ra máu…

Trong một số ca bệnh không may, thận bị tổn thương nặng nề, mất chức năng và sỏi quá lớn. Điều đó sẽ khiến cho biến chứng trong và sau khi mổ càng nặng và bạn không thể bảo tồn được thận. Khi đó, các bác sĩ thường sẽ chỉ định cắt thận cho bệnh nhân.

Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là nhiễm trùng. Nếu bạn bị nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng thận thì nguy cơ tử vong xảy đến rất cao nếu không được cứu chữa kịp thời. Có thể nói bệnh sỏi thận là bệnh lý phức tạp và nguy hiểm, nên bệnh nhân cần hết sức lưu ý trong quá trình điều trị.

Các phương pháp mổ sỏi thận

Phẫu thuật sỏi thận bằng robot được chỉ định với bệnh nhân có sỏi kích thước lớn.

Bệnh nhân sỏi thận có cần mổ không, câu trả lời là có khi đây là phương án điều trị cuối cùng. Thường với những bệnh nhân có sỏi nhỏ sẽ được chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên với những ca có kích thước sỏi lớn hoặc đã có biến chứng thì cần thực hiện phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.

Tán sỏi bằng laser:

Đây là phương pháp thường được áp dụng với sỏi có kích thước lớn, nằm ở vị trí sỏi cứng, sỏi bể thận, sỏi ở nhóm đài dưới sỏi san hô. Để thực hiện bác sĩ phải tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi có đường kính 10 – 15mm vào. Sau đó phá vỡ bằng laser, khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy ra ngoài.

Nội soi lấy sỏi:

Nội soi lấy sỏi được chỉ định với sỏi ở vị trí bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi lớn, có mật độ chắc. Bác sĩ tiến hành lấy ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán và hút hoặc gắp sỏi ra. Đây là phương pháp ít gây đau và không bị vết rạch trên cơ thể bệnh nhân.

Mổ mở:

Mổ mở chỉ áp dụng với sỏi niệu quản, sỏi thận có kích thước lớn và người bệnh chức năng thận kém. Đây cũng là phương pháp cổ điển được sử dụng từ lâu nay. Tuy nhiên, nó ít khi được chỉ định do khả năng gây tai biến cao và lâu lành.

Phẫu thuật bằng robot:

Phương pháp mổ sỏi thận này có chi phí rất cao nhưng lại có thể rút ngắn thời gian nằm viện. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật bằng robot khi có viên sỏi kích thước lớn.

2. Điều trị sỏi thận mà không phẫu thuật

Thông qua việc sỏi thận có cần mổ không, chúng ta cũng đã biết được khi nào phương án phẫu thuật mới được áp dụng. Thực tế không phải ai nào cũng phù hợp với phẫu thuật và tán sỏi ngoài cơ thể. Nhất là đối tượng người cao tuổi thường mắc các bệnh lý như tim mạch, cao huyết áp… Việc điều trị sỏi thận còn phụ thuộc vào tình trạng người bệnh (vị trí, kích thước sỏi và tình trạng sức khỏe).

Dùng thuốc trị sỏi thận là phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân.

Hơn nữa, can thiệp mổ hoặc tán lấy sỏi ra chỉ là biện pháp tức thời và có nguy cơ tái phát cao. Do đó bệnh nhân nên phát hiện và điều trị sớm để tránh phẫu thuật. Đồng thời cũng tránh làm sỏi phát triển to dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để bệnh nhân chữa sỏi thận không cần phẫu thuật thì phải được bác sĩ chuyên khoa tư vấn sử dụng thuốc. Thuốc trị sỏi thận cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Có tác dụng giúp bào mòn sỏi nhanh.
  • Có tác dụng dụng giúp giãn cơ trơn niệu quản bệnh nhân. Từ đó viên sỏi cũng dễ dành ra ngoài mà không làm ứ, tắc hay đau.
  • Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm để phòng ngừa biến chứng xảy đến.
  • Có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân.
  • Có khả năng kiểm soát nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu tốt (canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho). Ngăn ngừa hình thành thêm viên sỏi mới và phòng tái phát hiệu quả.

Bài viết trên đây có lẽ đã giải đáp được phần nào thắc mắc về việc sỏi thận có cần mổ không, mức độ nguy hiểm khi mổ, phương pháp mổ, cũng như cách điều trị sỏi thận và không cần mổ. Bệnh nhân hãy nhớ duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý ngay khi chữa trị và cả sau khi đã hết sỏi để đảm bảo bệnh không tái phát.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *