Cấu tạo, trọng lượng tinh hoàn – cơ chế sinh tinh

1. Vị trí của tinh hoàn và cơ chế sinh tinh

Tinh hoàn là gì? Tinh hoàn là một bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục nam có hình bầu dục, vị trí nằm giữa dương vật và hậu môn.

2. Cấu tạo của tinh hoàn và cơ chế sinh tinh

Cấu tạo tinh hoàn nam gồm có các mạch máu và các ống sinh tinh. Nam giới bình thường có hai tinh hoàn: bên trái và phải, trọng lượng tầm 20gr, dài từ 4 – 5cm và được bao bọc trong lớp vỏ xơ dày, trắng gọi là bao cân trắng. Trong bao cân trắng này phân chia tinh hoàn thành 200 – 400 thùy nhỏ, trong mỗi thùy lại chứa 2-4 ống sinh tinh cuộn xoắn lại với nhau phân cách bởi các vách xơ, đây cũng chính là nơi trực tiếp sản sinh ra tinh trùng.

Về tổng thể cấu tạo tinh hoàn nam, ở mỗi tinh hoàn sẽ có từ 400 đến 600 ống sinh tinh nằm thành các vòng cung nối với nhau tại một đầu, trong khi đầu còn lại đổ vào mào tinh.

Ở giữa các ống sinh tinh là những mạch máu thần kinh và các tế bào Leydig có nhiệm vụ tiết ra hormone testosterone (chiếm 95% lượng testosterone trong cơ thể) giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự phát triển của tinh trùng và hoạt động của các tuyến sinh dục phụ.

3. Chức năng của tinh hoàn và cơ chế sinh tinh

Chức năng của tinh hoàn là thực hiện nhiệm vụ sản xuất tinh trùng (cơ chế sinh tinh) và tiết ra testosterone. Tinh trùng có vai trò đặc biệt trong quá trình sinh sản, duy trì nòi giống còn nội tiết tố sinh dục nam testosterone có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển các đặc tính sinh dục nam giới.

Bên cạnh cấu tạo tinh hoàn nam giới, cách thức cơ chế sinh tinh vận hành cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ở độ tuổi dậy thì, nam giới bắt đầu có hiện tượng xuất tinh. Tinh dịch thường có màu trắng đục, bao gồm hai phần là tinh trùng và tinh dịch (tinh trùng chỉ chiếm 1% tinh dịch). Quá trình sản xuất ra tinh trùng cũng là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Đầu tiên tinh trùng được sinh ra từ các tinh bào trong các ống sinh tinh, sau đó mất khoảng 2 – 10 ngày di chuyển từ phần đuôi của mào tinh lên ống dẫn tinh. Khi đi qua những tuyến khác, tinh trùng kết hợp với dịch trong túi tinh, tuyến tiền liệt, tuyến niệu đạo tạo nên một hỗn hợp gọi là tinh dịch (90% của tinh dịch là đến từ tuyến tiền liệt, túi tinh). Cuối cùng tất cả hỗn hợp trên được tống ra ngoài qua đường niệu đạo dương vật. Nếu không được xuất tinh, tinh trùng sẽ tự phân rã và được hấp thu bởi biểu mô của mào tinh.

Quá trình sinh tinh bắt đầu từ thời điểm dậy thì và diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời nam giới, thường sẽ dần suy giảm từ độ tuổi 40 trở đi.

4. Các bệnh thường gặp

  • Viêm tinh hoàn
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Viêm mào tinh hoàn
  • Ung thư tinh hoàn

5. Những điều cần lưu ý

Vẫn còn nhiều chứng bệnh về sinh sản nam giới, vô sinh, rối loạn chức năng sinh dục… hiện vẫn cần nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích để tìm ra nguyên nhân sâu xa nhất. Việc tìm hiểu cặn kẽ về cấu tạo tinh hoàn namcơ chế sinh tinh, các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh sẽ giúp cho việc điều trị những biến chứng sinh sản, vô sinh ở nam giới ngày một tốt hơn. Đây cũng là lĩnh vực rất được nhiều trung tâm, bệnh viện quan tâm nghiên cứu hiện nay.

Nếu cảm thấy một số dấu hiệu bất thường về tinh hoàn, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Hiện nay Vinmec đang có Gói khám sức khỏe tổng quát nam giới giúp tầm soát, sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý suy giảm chức năng sinh sản, để từ đó khám chữa kịp thời trước khi bệnh diễn biến trầm trọng hơn.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *