Cortisol là gì?

1. Cortisol là gì?

Cortisol là một loại hormone corticosteroid (corticosteroid là một loại hooc môn loại steroid – tức là loại hợp chất hữu cơ tự nhiên được tổng hợp bởi một số tuyến nội tiết ở trong cơ thể con người) được sinh ra bởi vỏ thượng thận (thuộc tuyến thượng thận). Nó được sản xuất ra nhờ vào sự kích thích của hormone ACTH (hormon hướng vỏ thượng thận được sản xuất bởi tuyến yên).

2. Công dụng của Cortisol là gì?

Đây là hormone cortisol vô cùng quan trọng và được xem là hormone chống stress. Nó làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, có tác động tăng cường miễn dịch (chống viêm), chống dị ứng.

Cortisol có nhiều chức năng: Giúp cơ thể sử dụng đường (glucose) và chất béo để tạo thành năng lượng. Đây là một phản ứng bảo vệ tự nhiên xảy ra khi ta nhận thức được mối đe dọa hoặc nguy hiểm. Một loạt các phản ứng sinh lý sẽ khiến cortisol và nồng độ hormon thượng thận tăng cao dẫn đến việc tạo ra nhiều năng lượng và sức mạnh để đối phó với nguy hiểm.

Cortisol tổng hợp (Hydrocortisone) được dùng làm  thuốc để điều trị một số bệnh dị ứng , sốc phản vệ và chống viêm cũng như dùng làm chất thay thế bổ sung trong các chứng thiếu hụt cortisol bẩm sinh. Khi lần đầu được giới thiệu như là thuốc điều trị bệnh thấp khớp nó được gọi là hợp chấp E. Cortisol thuộc loại Glucocorticoid. Bên cạnh đó , cortisol kiểm soát quá trình giáng hóa hydrat-cacbon, chất béo và trao đổi protein và là chất kháng viêm với tác dụng.

Không cho quá trình  giải phóng phospholipid xảy ra,  giảm hoạt động bạch cầu ưa toan và hàng loạt các cơ chế khác.

Trong trường hợp gặp nguy hiểm, cortisol sẽ ngăn chặn bất kỳ chức năng không cần thiết hoặc gây bất lợi cho việc đối phó với nguy hiểm. Lúc này, có thể nhịp tim tăng nhanh, khô miệng, đau bụng, tiêu chảy và hoảng loạn.

Việc sản sinh cortisol cũng ức chế quá trình tăng trưởng, tiêu hóa và hoạt động hệ thống sinh sản và làm thay đổi phản ứng của hệ miễn dịch.

Công dụng của Cortisol là gì?

Thông thường, nồng độ cortisol tăng lên vào buổi sáng và đạt đỉnh cao nhất trong máu vào lúc 7 giờ sáng. Cortisol hạ rất thấp vào buổi tối và hạ thấp trong giai đoạn đầu của giấc ngủ. Nhưng nếu ngủ vào ban ngày và thức về ban đêm, chu kỳ cortisol nói trên có thể thay đổi. Nếu không có chu kỳ tăng giảm nồng độ cortisol trong ngày, có thể bị cường tuyến thượng thận. Tình trạng này được gọi là hội chứng Cushing.

3. Hàm lượng

Cortisol trong máu

  • Nồng độ của Cortisol từ 8h sáng đến 12h trưa: 5,0 – 25,0 µ/dL hay 138 – 690 nmol/L.
  • Nồng độ của Cortisol từ  12h trưa đến 20h tối: 5,0 -15,0 µg/dL hay 138-410 nmol/L
  • Nồng độ của Cortisol từ  20h tối đến 8h sáng: 0,0 -10,0 µg/dL hay 0 – 276 nmol/L.

4. Các vấn đề thường gặp

  • Suy tuyến yên
  • Suy tuyến thượng thận
  • Hội chứng Cushing

5. Những vấn đề cần lưu ý

5.1 Khi nào nên thực hiện xét nghiệm nồng độ cortisol?

  • Phương pháp hữu hiệu nhất để đánh giá hoạt động của tuyến thượng thận là đo trực tiếp nồng độ cortisol huyết tương. Thông thường, nồng độ cortisol tăng và giảm khác nhau trong ngày (biến đổi trong ngày). Nồng độ cortisol cao nhất lúc khoảng 6h – 8h sáng và giảm từ từ đến mức thấp nhất vào nửa đêm.
  • Đôi khi những dấu hiệu sớm nhất của tăng chức năng thượng thận là không còn những biến đổi này, mặc dù nồng độ cortisol vẫn chưa tăng cao. Ví dụ, những người mắc hội chứng Cushing thường có nồng độ cortisol huyết tương cao nhất vào buổi sáng và không có biểu hiện giảm về cuối ngày. Nồng độ cortisol cao có thể là hội chứng Cushing, trong khi nồng độ thấp có thể là bệnh Addison.
  • Để thực hiện kiểm tra nồng độ cortisol, máu thường được lấy vào lúc 8h sáng và một lần nữa vào 4h chiều. Kết quả bình thường khi nồng độ lúc 4h chiều bằng 1/3 đến 2/3 nồng độ lúc 8h sáng. Kết quả này có thể hoán đổi với những người làm việc vào ban đêm và ngủ vào ban ngày trong khoảng thời gian dài.
  • Cortisol tự do (không liên hợp) được lọc qua thận và thải ra nước tiểu. Nồng độ cortisol tự do có thể được đánh giá qua xét nghiệm nước tiểu 24 giờ.

Điều cần thận trọng: Nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm nồng độ cortisol? Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm bao gồm:

  • Mang thai có thể khiến nồng độ cortisol tăng;
  • Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể khiến tăng nồng độ cortisol giả;
  • Chiếu chụp bằng các tia phóng xạ gần đây có thể ảnh hưởng kết quả xét nghiệm;
  • Một số thuốc có thể làm tăng nồng độ cortisol huyết thanh: amphetamines, cortisone, estrogen, thuốc tránh thai, và spironolactone;
  • Một số thuốc có thể làm giảm nồng độ cortisol huyết thanh: aminoglutethimide, androgen, betamethasone, danazol, levodopa, lithium, metyrapone, và phenytoin.

5.2 Khi nào thì cần xét nghiệm cortisol trong máu?

Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra xem mức độ sản xuất cortisol có quá cao hay quá thấp hay không. Có những rối loạn nhất định như bệnh Addison (suy tuyến thượng thận) và hội chứng Cushing sẽ ảnh hưởng đến lượng cortisol được sản xuất ra bởi tuyến thượng thận. Xét nghiệm này được sử dụng trong việc chẩn đoán các bệnh trên và giúp đánh giá hoạt động của tuyến thượng thận và tuyến yên.

Do đó, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm đo nồng độ cortisol trong máu nếu có những triệu chứng gợi ý hội chứng Cushing, như là:

Tăng huyết áp; tăng đường huyết; béo phì, nhất là béo bụng; da mỏng; có những vết sọc màu tím trên da bụng; teo cơ và yếu cơ; loãng xương.

Xét nghiệm này cũng dùng để chẩn đoán bệnh Addison nếu bạn có những triệu chứng gợi ý như: sụt cân; yếu cơ; mệt mỏi; hạ huyết áp; đau bụng; những mảng da thẫm màu.

Đôi khi sự giảm sản xuất cortisol có thể kết hợp với stress gây ra suy tuyến thượng thận và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Những triệu chứng của có thể gồm: Đau khởi phát đột ngột tại vùng thắt lưng, bụng, hoặc chân; nôn ói và tiêu chảy, dẫn đến mất nước; hạ huyết áp; rối loạn tri giác.

Điều cần thận trọng: nên biết những gì trước khi xét nghiệm cortisol trong máu?

Hội chứng Cushing được chẩn đoán dựa trên xét nghiệm tìm cortisol trong nước tiểu 24 giờ thay vì xét nghiệm cortisol trong máu.

Có một vài xét nghiệm khác cũng có thể giúp xác định xem tuyến yên hoặc tuyến thượng thận có hoạt động tốt hay không bao gồm xét nghiệm kích thích nội tiết tố vỏ thượng thận (ACTH) và nghiệm pháp ức chế bằng dexamethasone. Xét nghiệm kích thích ACTH có thể được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh Addison.

Các triệu chứng của cơ thể như: nóng, lạnh, nhiễm trùng, chấn thương, luyện tập, béo phì và suy nhược có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ cortisol trong máu. Quá trình phụ nữ mang  thai, thể lực bị stress và cảm xúc thay đổi có thể làm tăng nồng độ cortisol trong máu. Bệnh cường giáp, béo phì do tác động của Cortisol có thể giảm. Khi uống thuốc tránh thai vào cơ thể Cortisol tổng hợp và thuốc lợi tiểu spinorolactone có thể làm tăng nồng độ cortisol trong máu của bạn. Ở cơ thể chúng ta, cortisol ở người lớn cao hơn so với trẻ em.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *