Nội tiết tố FT4 có vai trò gì với cơ thể?

1. Nội tiết tố FT4 là gì?

Nội tiết tố FT4 là thành phần sinh lý của vòng điều hòa tuyến giáp và có tác động trên chuyển hóa chung. Phần lớn thyroxine toàn phần liên kết với protein vận chuyển (TBG, prealbumin, albumin). Thyroxine tự do (FT4) là thành phần thyroxine có hoạt tính sinh học. Định lượng ft4 (free thyroxine) tự do là một thông số quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng thường quy. T4 tự do được đo cùng với TSH khi nghi ngờ rối loạn chức năng tuyến giáp.  Định lượng ft4 tự do cũng thích hợp để theo dõi điều trị ức chế tuyến giáp.

2. Công dụng của Nội tiết tố FT4

FT4 có vai trò như 1 hormone dự trữ. Bản thân T4 không có khả năng sản xuất năng lượng và vận chuyển oxy đến các tế bào. T4 phải trải qua một quá trình khử iode và khi đó T4 mất 1 nguyên tử iode và trở thành T3 (triiodothyronine)

Xét nghiệm T4 toàn phần đo  lường toàn bộ lượng thyroxine lưu hành trong máu. Xét nghiệm này đã được sử dụng nhiều năm để đo lường chức năng giáp. Tuy nhiên việc đo lường T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu, vì protein này dễ có thể gắn kết T4 với hồng cầu biến T4 thành dạng hoạt động.

Ngược lại, T4 tự do lại không bị ảnh hưởng bởi lượng protein trong máu và được xem là dạng hoạt hóa của thyroxine. Nhiều nhà nội tiết học chỉ sử dụng kết quả xét nghiệm TSH trong việc chẩn đoán và kiểm soát bệnh lý tuyến giáp, không định kỳ kiểm tra lượng T4 toàn phần hay T4 tự do.

Tuy nhiên, nếu ta nghi ngờ 1 vấn đề tuyến giáp mới xuất hiện, các xét nghiệm này nên được làm cùng với TSH.

3. Hàm lượng

  • FT4 bình thường (đối với người trưởng thành): 12- 22 pmol/l (0.93-1.7 ng/dL).
  • FT4 máu tăng trong: Cường giáp, nhiễm độc giáp
  • FT4 máu giảm trong: Thiểu năng vùng dưới đồi yên, suy giáp.

4. Các vấn đề thường gặp

  • Basedow
  • Suy giáp

5. Những vấn đề cần lưu ý

  • Những người có anti-TPO tăng mà chưa có suy giáp thì phải theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy giáp.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi chuẩn bị có thai phải được làm xét nghiệm tầm soát và phát hiện sớm bệnh suy giáp. Do ba tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi chưa hình thành tuyến giáp nên cần lượng hormon giáp lớn cho sự hình thành và phát triển của hệ thống thần kinh. Nếu trong quá trình này mà không được cung cấp đủ (do mẹ bị suy giáp nhưng điều trị không đủ liều) hoặc thiếu hoàn toàn (mẹ bị suy giáp song không được chẩn đoán và điều trị) thì đứa trẻ sinh ra dễ có nguy cơ kém phát triển trí tuệ, đần độn.
  • Những đứa con của những bà mẹ bị suy giáp có khuyến cáo được xét nghiệm máu gót chân ngay những ngày đầu sau khi sinh để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp.
  • Xét nghiệm hormon giáp là một trong các xét nghiệm cần thiết ở các cặp vợ chồng vô sinh.
  • Những phụ nữ có tiền sử đẻ mất máu nhiều phải được khám và phát hiện sớm Hội chứng Sheehan.

Đối với những người đã bị bệnh basedow để tránh bệnh tái phát lại cần thực hiện như sau:

  • Tránh hoạt động thể lực nặng kéo dài.
  • Tránh căng thẳng thần kinh, stress.
  • Với người từng mắc bệnh basedow tuyệt đối không hút thuốc.
  • Luôn mang kính để bảo vệ mắt, tránh khói bụi hàng ngày.
  • Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod.
  • Cần điều trị dứt điểm bệnh trước khi mang thai.
  • Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo hẹn của bác sĩ.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *