Sinh thiết gan bằng kim/ dụng cụ sinh thiết dưới siêu âm

1. Tổng quan về Sinh thiết gan bằng kim/ dụng cụ sinh thiết dưới siêu âm

  • Tên khoa học: Sinh thiết gan bằng kim/ dụng cụ sinh thiết dưới siêu âm
  • Tên thường gọi: Sinh thiết gan bằng kim/ dụng cụ sinh thiết dưới siêu âm
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Sinh thiết gan bằng kim/ dụng cụ sinh thiết dưới siêu âm là thủ thuật sử dụng kim chuyên dụng (17G – 22G) để tiến hành lấy tế bào nhu mô gan dưới sự hướng dẫn của siêu âm, để chẩn đoán Mô bệnh học.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Ung thư gan
  • Viêm gan B
  • Viêm gan A
  • Xơ gan mất bù

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Áp dụng với bệnh nhân

  • Các tổn thương khối khu trú tại gan, đặc biệt những tổn thương nghi ngờ ung thư.
  • Tất cả các trường hợp có tổn thương lan tỏa tại gan cần xác định rõ bản chất: viêm gan, xơ gan… 
  • Thải ghép cấp hoặc mãn
  • Bệnh nhiễm trùng
  • Các khối u không nghi ngờ u ác tính.
  • Chủ yếu được chỉ định để lấy mảnh gan làm xét nghiệm trong các bệnh: Vàng da ứ mật, viêm gan, gan lách to, teo mật, xơ gan, thiếu alpha1 antitrypsin, bất thường nấm gan (ductal plate), viêm hoặc viêm xơ đường mật, hội chứng Alagille, hội chứng Byler, ứ mật trong gan kéo dài có tính chất gia đình.
  • Các bệnh rối loạn chuyển hóa (glycogen, tyrogin, lipid, acid béo). Các rối loạn ứ đọng lysosom (Gaucher, Niemann- Pick, Wolman, bệnh rối loạn ứ đọng cholesterol ester, các bệnh khác bệnh Wilson, nhiễm sắt).

Chống chỉ định

  • Các rối loạn đông máu (tiểu cầu < 50G/l; tỷ lệ prothrombin < 50%). 
  • Người bệnh và gia đình không đồng ý chọc. 
  • Bệnh gan ác tính
  • Tổn thương mạch máu, nghi ngờ u máu.
  • Người làm thiếu kinh nghiệm
  • Tràn dịch màng phổi phải hoặc nhiễm khuẩn phổi phải
  • Tràn dịch màng bụng

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng.
  • Không đau, không tác dụng phụ.
  • Chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng và phù hợp.

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân có thể bị dị ứng với thuốc gây mê.

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, kiểm tra đầy đủ xét nghiệm cần thiết, kết quả nằm trong giới hạn cho phép. 

Bước 2: Bác sĩ thăm khám lại người bệnh trước khi làm thủ thuật và hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà viết cam đoan làm thủ thuật theo mẫu.

Bước 3: Bác sĩ siêu âm lại cho người bệnh, xác định và đánh dấu vị trí chọc kim.

Bước 4: Bác sĩ phối hợp với điều dưỡng đặt người bệnh theo đúng tư thế để bộc lộ vùng làm thủ thuật. 

Bước 5: Điều dưỡng kiểm tra lại dụng cụ, đổ PVP – iodine và cồn 70o vào bát kền có sẵn gạc củ ấu, ghi tên người bệnh vào ống xét nghiệm.

Bước 6: Tiến hành sinh thiết

  • Bác sĩ sát khuẩn vùng chọc bằng PVP – iodine và cồn 70o. 
  • Bác sĩ sát khuẩn tay, đi găng vô trùng và trải săng có lỗ lên vùng chọc. 
  • Điều dưỡng chuẩn bị thuốc gây tê để Bác sĩ gây tê Bác sĩ sát khuẩn tay, đi găng vô trùng. 
  • Bác sĩ sát trùng vùng thực hiện thủ thuật bằng PVP – iodine và cồn 70o và trải săng có lỗ lên vùng chọc. 
  • Bác sĩ tiến hành gây tê vào vị trí làm thủ thuật. 
  • Bác sĩ thực hiện kỹ thuật sinh thiết gan. 
  • Bác sỹ tiến hành kĩ thuật đưa bệnh phẩm vào ống nghiệm có chứa formol đã chuẩn bị sẵn. 

Bước 7: Kết thúc thủ thuật

  • Bác sĩ sát khuẩn lại, đặt gạc và băng lại. 
  • Điều dưỡng đưa người bệnh về tư thế thoải mái, vận chuyển nhẹ nhàng người bệnh từ cáng sang giường, dặn người bệnh nằm bất động 6 giờ tại giường. 
  • Điều dưỡng lên bảng theo dõi và bàn giao cho điều dưỡng buồng hoặc điều dưỡng đưa đi trong trường hợp người bệnh khoa khác. 
  • Điều dưỡng đưa bệnh phẩm tới khoa Xét nghiệm. 
  • Điều dưỡng thu dọn dụng cụ. 
  • Bác sĩ ghi chép quá trình làm thủ thuật vào hồ sơ bệnh án (có vẽ hình vị trí làm thủ thuật).

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân buồn nôn.
  • Bệnh nhân cảm thấy ngứa râm ran.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân bị đau bụng, đau vùng gan tăng lên.
  • Mạch bệnh nhân đập nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi. 
  • Bệnh nhân đau ngực, khó thở, chóng mặt, ớn lạnh.
  • Bệnh nhân bị ho.
  • Da bệnh nhân bị bầm tím.
  • Bệnh nhân bị sốt.

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy xét nghiệm sinh hóa tự động AU680

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Người bệnh được hướng dẫn nằm bất động trong 6h sau khi làm thủ thuật. 
  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng của người bệnh trong 24h sau làm thủ thuật.
  • Cho bệnh nhân ăn trở lại sau 4 giờ.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *