Sự hình thành của bánh nhau thai

1. Vị trí của Bánh nhau thai

Bánh nhau thai không bám đáy tử cung là nơi thông thường, nơi nhiều mạch máu đến đồng nghĩa với có nhiều dinh dưỡng. Nhau có thể bám bên (thành bên tử cung), bám thấp (từ nửa dưới thành tử cung đến cổ tử cung), nhau tiền đạo (bám cổ hay gần cổ tử cung – ngay trước ngôi thai). Triệu chứng lúc này là xuất huyết bất thường trong thai kỳ, không cần có cơn đau bụng, tái phát nhiều lần, mức độ từ nhẹ đến nặng.

2. Cấu tạo của Bánh nhau thai

Bánh rau thai hình tròn, đường kính khoảng 15 cm, nặng 1/6 trọng lượng thai nhi (khoảng 400-500 gram), dày 2,5-3 cm, mỏng hơn ở ngoại vi. Mỗi bánh rau gồm 15-20 múi, giữa các múi rau là các rãnh nhỏ. Bánh rau thường bám vào đáy tử cung. Bánh rau hình thành do sự phát triển của màng rụng nền và màng đáy.

  • Màng rụng ở vùng bánh rau có 3 lớp: lớp đáy, lớp xốp, lớp đặc.
  • Lớp xốp: đây là đường bong sau khi sinh của rau.
  • Trong lớp đặc có sản bào và hồ huyết.

Đại đa phần màng này rụng sau sinh và có chảy máu kèm theo.

3. Chức năng của Bánh nhau thai

Chức năng của Bánh nhau thai

Bánh nhau thai đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, vận chuyển dưỡng chất từ mẹ qua thai và các chất thải từ thai về mẹ. Nhau thai có khả năng khiến cho chất dinh dưỡng đến với thai nhi nhanh và hiệu quả hơn. Nuôi dưỡng em bé phát triển hoàn thiện đến khi kết thúc thai kỳ. Ngoài ra, bánh nhau còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị tác động của nhiều yếu tố từ trong cơ thể mẹ và từ ngoài môi trường vào.

Nhau thai đảm bảo cho thai nhi sống và phát triển

Hô hấp: Sự trao đổi O2 và CO2 giữa máu mẹ và máu con là một quá trình khuếch tán đơn thuần: nhau thai có tác dụng như lá phổi của con người, truyền oxy cho thai nhi. Bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ hít phải nước ối. Thai không thể hô hấp trực tiếp với oxy bên ngoài.

Máu trong hồ huyết phải luôn luôn được đổi mới. Trong các trường hợp mẹ bị cao huyết áp trong thai kì hoặc cơn co tử cung cường tính máu ở hồ huyết chậm đổi mới sẽ gây suy thai.

Dinh dưỡng: nguyên liệu tạo hình và năng lượng cần cho thai nhi đều đưa từ mẹ vào qua rau thai. Các chất dinh dưỡng phải chuyển hóa và đi qua gai rau, sau đó thai mới sử dụng để tổng hợp lại để trao đổi và tác động lên thai.

Bảo vệ

  • Một số kháng nguyên kháng thể trong cơ thể của mẹ có thể đi qua rau thai. Nhờ đó thai có khả năng miễn dịch thụ động, nhưng cũng có khi nguy hiểm cho thai nhi nếu có sự bất đồng nhóm máu Rh hoặc nhóm máu ABO.
  • Mầm bệnh: ở rau thai các vi khuẩn không đi qua được. Tuy nhiên vào tháng cuối một số vi khuẩn đi qua. Virus qua được rau thai nên thường gây dị dạng cho thai nhi, ví dụ virus cúm, sốt, bại liệt,rubella (bệnh sởi Đức), thủy đậu. Do đó trước khi mang thai các bà mẹ nên đi tiêm phòng trước sinh để tránh các mầm bệnh tac động lên bào thai gây ra các bệnh dị dạng bẩm sinh.
  • Thuốc và các hóa chất: Các thuốc qua rau thai trong 3 tháng đầu có thể gây dị dạng cho thai: thuốc động kinh, tetracyclin….Do đó các bà mẹ bị cảm cúm, bị sốt, bị ốm nên đến các cơ sở y tế gần nhất để tư vấn và khám chứ không được dùng thuốc khi không có chỉ dẫn của Bác sĩ.  Các thuốc qua rau thai trong những tháng cuối có thể gây độc bào thai.

4. Các bệnh thường gặp

  • Nhau bong non

5. Những điều cần lưu ý

5.1 Thai phụ cần làm gì khi bị phù rau thai?

Bệnh phù rau thai chưa có cách điều trị.  Đối với những trường hợp thai còn non tháng nếu không bỏ thai chủ động khi có bệnh, thai vẫn tiến triển nhưng sẽ tự mất sau một thời gian do rau không đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho thai.

Đối với trường hợp thai đã đủ tháng hoặc có thể sống được trong lồng kính khi phát hiện phù rau thai cần mổ cấp cứu kịp thời. Khi sinh, người mẹ dễ bị băng huyết sau sinh vì tử cung quá to và phải chứa bánh rau cùng thai nhi bị phù nề. Vì vậy, những trường hợp phù rau thai, các bà mẹ phải đến các cơ sở y tế có máu và phòng mổ để sinh nhằm dự phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

5.2 Biện pháp phòng tránh

Thai phụ đã có tiền sử mắc bệnh phù rau thai trước đó

  • Khi mang thai bị phù rau thai 1 lần thì không có nghĩa rằng, lần mang thai sau sẽ bị phù rau thai lần nữa. Tuy nhiên, nên đến các cơ sở y tế để được chăm sóc trước mang thai nếu dự định sẽ sinh lần nữa. Ở đó, sẽ được khám, làm xét nghiệm và được tư vấn dự phòng một số bệnh truyền nhiễm có thể gây phù rau thai, hoặc tiêm ngừa một số bệnh nhiễm siêu vi trước khi mang thai như rubella, cúm…
  • Khi mang thai, thai phụ nên đi khám thai ngay ở 3 tháng đầu thai kỳ để tham gia chương trình chẩn đoán tiền sản như đo độ mờ da gáy, thử double test lúc thai 11 – 13 tuần, siêu âm 4 chiều lúc thai 16 – 18 tuần và 21 – 24 tuần. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ tư vấn để chọc hút nước ối xét nghiệm hoặc sinh thiết gai rau.
  • Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, hay vi trùng thực hiện phòng tránh tốt thì sẽ tránh được nguy cơ phù rau thai. Đối với trường hợp bất thường về nhiễm sắc thể cần được bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm một số xét nghiệm cần thiết và sẽ tư vấn có nên mang thai lại hay không.

Đối với thai phụ chưa từng mắc bệnh

Để dự phòng phù rau thai khi mang thai, các bà mẹ nên tránh xa những chất độc hại như hoá chất, chì, tia X (như chụp tim phổi)… không được hút thuốc lá hay uống rượu bia. Điều quan trọng nữa là không được sử dụng thuốc men hay uống bất cứ loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn và chỉ định của các bác sĩ. Thường xuyên khám và theo dõi thai tại các cơ sở y tế.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *