Suốt cuộc đời một người sẽ tiết ra bao nhiêu lít nước bọt ?

1. Nước bọt là gì?

Nước bọt hay còn gọi là nước dãi và nước miếng tiết ra từ các tuyến nước bọt vào miệng giúp việc nhai và tiêu hoá thức ăn trước khi nuốt, điều hòa độ acid trong miệng giữ cho răng bớt sâu mòn. Trung bình mỗi ngày con người tiết ra 1,5 L nước miếng có dạng nhờn gồm có mucopolysaccharide và glycoprotein, trong, hay có bọt. Ngoài ra còn có các chất kháng trùng như thiocyanate, hydrogen peroxit, IgA tiết và các loại enzyme như alpha-amylase, lysozyme, lingual lipase. Bên cạnh đó, nước miếng con người còn có chất làm nước miếng có mùi hôi như acid phosphatases A và B, N-acetylmuramyl-L-alanine amidase, NAD(P)H dehydrogenase-quinone , lactoperoxidase, superoxide dismutase, glutathione transferase, aldehyde dehydrogenase – loại 3, glucose-6-phosphate isomerase, và kallikrein mô.

2. Công dụng của Nước bọt

Nước bọt có tác dụng gì?

  • Nước bọt có khả năng cầm máu: Nước bọt có tác dụng tăng nhanh đông máu do có chứa một loại protein giúp mau lành vết thương và chống nhiễm khuẩn, được đặt tên là SLPI. Khi bị vết thương trong miệng hay sau khi nhổ răng nước bọt trong miệng có tác dụng hỗ trợ cầm máu rất nhanh hoặc khi bị đứt tay thì thường có thói quen đưa ngay vết thương lên miệng để nhờ nước bọt cầm máu.
  • Là chất bôi trơn quan trọng giúp khoang miệng luôn mềm mại, không bị khô rát, khó chịu. Nước bọt chứa nhiều chất nhầy có tác dụng bôi trơn thực phẩm góp phần hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn tới dạ dày.
  • Nước bọt có khả năng làm hàng rào diệt vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng bởi chất bacteriolysin có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn và vi rút. Các thành phần có trong nước bọt còn giúp kháng khuẩn có thể phòng ngừa nhiễm trùng khoang miệng, họng, lợi, giúp giảm nguy cơ mắc viêm lợi, sâu răng, viêm họng.. Những thực phẩm dư thừa trong miệng sẽ bị nước bọt cuốn trôi, giúp khoang miệng thông thoáng, sạch sẽ tránh vi khuẩn làm tổ trong khoang miệng .
  • Làm vết thương nhanh lành: Trong nước bọt chứa chất giúp vết thương nhanh chóng khép miệng vết thương, nhanh lành vết bỏng. Nước bọt còn có tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông. Người ta có thể dùng nước bọt buổi sáng để chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ 5 – 10 ngày, hạt cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì hoặc dùng nước bọt chữa muỗi đốt rất hiệu quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút 1 lần sẽ có tác dụng làm hết ngứa và sưng đau.
  • Giúp tiêu hóa tốt hơn: Nước bọt có chứa enzym hỗ trợ tiêu hóa tinh bột, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu.
  • Nước bọt chống lão hóa: Trong nước bọt chứa các hooc-môn và IgA giúp kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa sự lão hóa, suy thoái của các tổ chức cơ thể.
  • Ức chế các tế bào ung thư: Nước bọt còn có chức năng ức chế các tế bào ung thư. Vì vậy, khi ăn phải nhai kỹ, nuốt chậm để nước bọt hòa lẫn vào trong thức ăn một cách đầy đủ để đề phòng ung thư đường tiêu hóa.

3. Nhu cầu

Tuyến nước bọt chịu sự điều hoà của thần kinh tự chủ chủ yếu là thần kinh phó giao cảm, không chịu ảnh hưởng của các hormon tiêu hoá. Trung tâm kiểm soát sự bài tiết nước bọt là các nhân nước bọt nằm ở giữa cầu não và hành não. Các kích thích gây tăng tiết nước bọt nhiều là nhai, ngửi hoặc nếm thức ăn (phản xạ không điều kiện). Bài tiết nước bọt cũng tăng lên khi ta nghĩ đến một món ăn nào đó (phản xạ có điều kiện). Bài tiết nước bọt giảm khi ngủ, mệt mỏi, sợ hãi hoặc bị mất nước. Vị chua làm nước bọt tăng bài tiết gấp 8 đến 20 lần bình thường. Sự có mặt của các vật trơn nhẵn trong miệng cũng làm tăng tiết nước bọt. Nước bọt cũng được bài tiết nhiều khi ta nuốt phải những chất kích thích để giúp pha loãng hoặc trung hoà các chất đó trong ống tiêu hoá.

4. Hàm lượng

Cứ 24 giờ, cơ thể con người lại tiết ra khoảng 0,5 – 1,5 lít nước bọt, pH nước bọt từ 6 đến 7,4 đó là pH tối thuận cho tác dụng tiêu hoá của enzym amylase nước bọt. Trong suốt cuộc đời của mình, một người trung bình đã sản sinh ra khoảng 37.854 lít nước bọt.

5. Phân loại Nước bọt

Có rất nhiều tuyến nước bọt gồm các tuyến nước bọt chính và các tuyến nước bọt phụ. Các tuyến nước bọt chính bao gồm: thứ nhất là tuyến mang tai là tuyến lớn nhất, là tuyến nước bọt nhầy, ống tiết là ống Stenon chạy ở mặt ngoài cơ cắn và đổ vào miệng ở mặt trong má tương ứng vị trí răng số 5 và số 6 hàm trên. Thứ hai là tuyến dưới hàm là tuyến nước bọt hỗn hợp, ống tiết là ống Wharton. Cuối cùng là tuyến dưới lưỡi bao gồm rất nhiều tuyến nhỏ, là tuyến nước bọt hỗn hợp.

6. Các vấn đề thường gặp

  • Viêm tuyến nước bọt
  • Ung thư tuyến nước bọt
  • U tuyến nước bọt

7. Những vấn đề cần lưu ý

Nhờ nhai và bài tiết nước bọt, thức ăn được cắt, nghiền và trộn lẫn với nước bọt thành viên thức ăn mềm, trơn rồi được lưỡi đưa xuống họng vào thực quản. Về mặt hoá học, dưới tác dụng của amylase nước bọt, một số tinh bột được chuyển thành đường maltose và maltotriose, vì thế khi ăn chất bột nếu ta nhai kỹ sẽ thấy có vị ngọt. Amylase nước bọt tiếp tục thuỷ phân tinh bột ở dạ dày cho đến khi thức ăn ngấm acid dưới tác dụng của dịch vị.

Ngoài ra cũng nên lưu ý là do nồng độ ion K+ trong nước bọt cao gấp nhiều lần so với trong huyết tương nên trong một số tình trạng bệnh lý nước bọt bị mất khỏi cơ thể trong một thời gian dài, người ta bị mất nhiều ion K+ làm cho nồng độ ion K+ huyết tương giảm có thể gây liệt.

Chứng khô miệng (xerostomia) là triệu chứng do giảm hoặc không bài tiết nước bọt. Một số thuốc, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm với tác dụng anticholinergic có thể gây chứng khô miệng. Bệnh nhân bị khô miệng thường nuốt khó, nói khó và bị rối loạn vị giác, dễ bị viêm niêm mạc miệng và sâu răng.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *