Xét nghiệm lấy máu gót chân

1. Tổng quan về Xét nghiệm lấy máu gót chân

Tên khoa học: Lấy máu gót chân

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Lấy máu gót chân là một trong những xét nghiệm sàng lọc cho trẻ sơ sinh giúp phát hiện bệnh lý ở trẻ sớm nhất. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách lấy 1 giọt máu ở gót chân trẻ thấm vào một loại giấy đặc biệt, sau đó về lại cho vào 1 loại thuốc thử, xử lý và đo trên máy bán tự động (ELISA). Kỹ thuật xét nghiệm này được triển khai từ những năm 2000. Tùy loại bệnh lý mà gia đình lựa chọn để sàng lọc, khoảng 2 ngày đến 1 tháng sau, kết quả xét nghiệm sẽ được trả về.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Ở trẻ sơ sinh, thường thì nên lấy máu ở gót chân để làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm điều tra – thăm dò các bệnh chuyển hóa
  • Thăm dò & theo dõi Bilirubin hoặc glucose máu
  • Công thức máu, khí máu
  • Chức năng gan

Chống chỉ định:

  • Vị trí lấy máu bị tổn thương, phù, nhiễm khuẩn, dị dạng
  • Các xét nghiệm đông máu, cấy máu,
  • Phân tích nhiễm sắc thể, Xét nghiệm vài loại Ig

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

Việc thực hiện sàng lọc sau sinh, lấy máu gót chân không gây nguy hiểm cho trẻ, chi phí không quá tốn kém mà mang lại hiệu quả lớn.

Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ sẽ phát triển được toàn diện, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể khiến bé bị khuyết tật hoặc tử vong.

Nhược điểm:

Hiện kỹ thuật lấy máu gót chân được thực hiện tại các bệnh viện tuyến trên nên trẻ sơ sinh tại các khu vực miền núi, vùng sâu vùng sa hay tuyến huyện chưa có điều kiện để thực hiện xét nghiệm tầm soát này.

4. Quy trình thực hiện

Trẻ nên được đặt nằm ngửa và làm ấm gót chân trẻ khoảng 5 phút sẽ làm tăng lưu lượng máu đến gót, trẻ sẽ được lấy 2 giọt máu ở gót chân vào giấy thấm máu và để khô. Sau khi lấy máu gót chân, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bằng cách lấy 1 giọt máu ở gót chân trẻ thấm vào một loại giấy đặc biệt, sau đó về lại cho vào 1 loại thuốc thử, xử lý và đo trên máy bán tự động (ELISA).Kết quả xét nghiệm được trả về sau khoảng 24-72 giờ. Nếu các bé mắc bệnh, cha mẹ sẽ được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn các biện pháp xử lý, chữa trị đồng thời cách chăm sóc bé để con có thể hồi phục sớm và phát triển bình thường.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Kỹ thuật lấy máu gót chân được thực hiện rất nhanh và phần gót chân ít nhạy cảm nên trẻ sẽ cảm thấy đau và khóc lúc thực hiện, sau khi kết thúc trẻ sẽ chơi ngoan, bình thường. Trường hợp những trẻ cảm thấy đau và khóc sẽ nhanh chóng kết thúc sau một thời gian ngắn.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Lấy máu gót chân là thủ thuật dễ thực hiện và tuyệt đối an toàn với mọi trẻ sơ sinh, do đó người nhà bệnh nhi chỉ cần theo dõi bé cẩn thận, nếu thấy bé quấy khóc nhiều giờ liền thì hãy liên lạc với bác sĩ ngay.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Khi thực hiện hãy giữ cho trẻ nằm im, tránh để trẻ giãy dụa khi mũi kim đi lệch và chảy máu nhiều.
  • Thực hiện lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh khi trẻ đã được ăn no.
  • Trong trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20. 

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *