Điều trị táo bón bằng máy giao thoa

1. Tổng quan về Điều trị táo bón bằng máy giao thoa

  • Tên khoa học: Điều trị táo bón bằng máy giao thoa
  • Tên thường gọi: Điều trị táo bón bằng máy giao thoa
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Điều trị táo bón bằng máy giao thoa là phương pháp điều trị sử dụng sóng giao thoa. Bốn điện cực sẽ được gắn vào thành bụng phía trước và phía sau của cơ thể để tạo ra hai dòng điện cường độ thấp, giao thoa với nhau ở khoảng giữa ổ bụng. Sóng điện kết hợp sẽ tác động trực tiếp lên tủy sống, lên thần kinh vận động đại tràng và tác dụng trực tiếp lên lớp cơ ở thành ruột để làm tăng co bóp, giúp quá trình tống phân diễn ra nhanh và mạnh hơn.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Táo bón
  • Hội chứng ruột kích thích

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân khó đi ngoài trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Phân nhỏ, lổn nhổn hoặc cứng trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Cảm giác đi tiểu không trọn vẹn trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Cảm giác tắc nghẽn hậu môn hậu trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.
  • Dùng tay hoặc can thiệp y tế trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Bệnh nhân khỏi táo bón 100%.
  • An toàn cho sức khỏe người bệnh.
  • Điều trị không đau, không tê.
  • Sau khi điều trị xong có thể về ngay, không cần nằm bệnh viện.
  • Không tác dụng phụ.
  • Không cần dùng thuốc.

4. Quy trình thực hiện – Điều trị táo bón bằng máy giao thoa

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám tình trạng táo bón cho bệnh nhân.
  • Bước 2: Cắm máy giao thoa vào ổ điện và điều chỉnh sóng điện phù hợp với thể trạng bệnh nhân.
  • Bước 3: Dùng bốn điện cực sẽ được gắn vào thành bụng phía trước và phía sau của cơ thể bệnh nhân.
  • Bước 4: Sau khi tống được phân ra ngoài cho bệnh nhân thì gỡ điện cực khỏi bụng bệnh nhân, tắt máy và kết thúc thủ thuật.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân bị tê “râm ran” ở vùng hậu môn.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Bệnh nhân có cảm giác đau thắt ở vùng hậu môn.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bác sĩ điều chỉnh sóng điện phù hợp với cơ thể từng bệnh nhân.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *