Điều trị trẻ cực non

1. Tổng quan về Điều trị trẻ cực non (24-<27 tuần (<1000gr)

  • Tên kỹ thuật: Điều trị trẻ cực non (24-<27 tuần (<1000gr)
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Nguy cơ xảy ra với các bé đẻ non có rất nhiều. Quá trình nuôi dưỡng phải đảm bảo cùng lúc nhiều yêu cầu: Duy trì tuần hoàn, giữ thân nhiệt, tránh bội nhiễm và tránh các biến chứng do quá trình hỗ trợ hô hấp và đặc biệt là cung cấp đủ năng lượng để các bé phát triển dần bình thường. Việc chăm sóc các em bé sinh non đã được bệnh viện thực hiện bài bản, toàn diện, với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Sinh non

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Trẻ sinh non từ 24 tuần – < 27 tuần
  • Trẻ sinh non 27 tuần – <32 tuần
  • Trẻ sinh non 32 – <36 tuần
  • Trẻ có thể bị khó thở, suy hô hấp thậm chí có các cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc nhiều hơn trong vài ngày đầu sau sinh
  • Trẻ viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rối loạn hô hấp mãn tính, nguy cơ tử vong cao
  • Loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh non
  • Thiếu phản xạ mút và nuốt, dẫn đến khó khăn khi ăn
  • Kích thước nhỏ nhưng đầu lớn mất cân đối;
  • Da mỏng, ít mềm mại hơn trẻ đủ tháng do thiếu mô mỡ;
  • Nhiều lông tơ khắp cơ thể;
  • Thân nhiệt thấp, đặc biệt là ngay sau khi sinh tại phòng sinh, do thiếu mô mỡ dự trữ

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

  • Cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ
  • Tránh nhiễm trùng hô hấp và các vấn đề về sức khỏe mà trẻ sơ sinh gặp phải ( suy hô hấp, Nhiễm trùng, Xuất huyết não,…)
  • Trẻ bắt đầu có phản xạ, có thể ăn bằng đường miệng và tập bú mẹ, bú bình

3. Quy trình thực hiện – Điều trị trẻ cực non

  • Xét nghiệm CRP và điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm trùng
  • Theo dõi nhịp thở và nhịp tim. Bác sĩ sẽ theo dõi nhịp thở, nhịp tim và chỉ số huyết áp của bé thường xuyên;
  • Bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận lượng dịch được đưa vào lúc ăn, dịch truyền tĩnh mạch, dịch bị mất thông qua tã ướt, làm xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác;
  • Xét nghiệm máu có thể được phân tích để đếm tế bào hồng cầu và kiểm tra xem có thiếu máu không;
  • Siêu âm tim để kiểm tra các vấn đề chức năng tim của bé;
  • Siêu âm có thể được thực hiện để kiểm tra xem có xuất huyết não hoặc tích tụ dịch hay không và để kiểm tra các cơ quan trong bụng có vấn đề ở đường tiêu hóa, gan hoặc thận hay không
  • Bác sĩ nhãn khoa có thể khám mắt và thị lực của bé để kiểm tra các vấn đề đối với võng mạc (bệnh võng mạc do sinh non).
  • Bé hoàn toàn được nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển. Sau 1 – 2 tuần, khi toàn trạng bé đã ổn định, hoàn toàn tự thở được nên bé bắt đầu được cho ăn sữa thăm dò với số lượng ít, mỗi bữa 2ml.
  • Vài ngày sau, số lần cho bé ăn tăng dần, lên 8 lần/ngày để đảm bảo calo.
  • Nếu bé hấp thụ tốt nên các bác sĩ đã quyết định tăng lượng sữa cho mỗi bữa lên mức 10 – 15ml/ cân nặng. Bé cũng bắt đầu tập cho ăn bằng đường miệng và cuối cùng là tập bú bằng bình.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Trẻ cứng cáp, khỏe mạnh, có phản xạ khóc to, không còn mơ màng, hô hấp kém
  • Trẻ tự bú mẹ hoặc bú bình, hấp thu tốt

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *