Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân tiền sản giật nặng

1. Tổng quan về Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân tiền sản giật nặng

  • Tên khoa học: Gây mê nội khí quản phẫu thuật lấy thai trên bệnh nhân tiền sản giật nặng
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Gây mê nội khí quản là kĩ thuật gây mê toàn thân được thực hiện bằng cách đặt một ống thông làm bằng cao su hay chất dẻo đi từ miệng hoặc mũi vào trong khí quản của bệnh nhân với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật 

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Tiền sản giật

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Phẫu thuật lấy thai cấp cứu trên người bệnh có rối loạn đông máu, xuất huyết, chậm nhịp tim thai.
  • Kiểm soát đường hô hấp bằng mặt nạ khó khăn. 
  • Trên người bệnh từ chối hoặc có chống chỉ định gây tê vùng 

Chống chỉ định:

Chống chỉ định tương đối với các trường hợp:

  • Người bệnh không đồng ý 
  • Không đủ phương tiện gây mê, hồi sức 
  • Không thành thạo kỹ thuật 

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Trong quá trình gây mê nội khí quản, bệnh nhân không cảm nhận được cảm giác đau và mất các phản xạ thần kinh nhưng vẫn có thể tự thở hoặc thở máy qua nội khí quản.
  • Khi gây mê nội khí quản, bệnh nhân sẽ mất tri giác tạm thời dưới tác dụng của 1 hoặc nhiều loại thuốc gây mê. Nói khác đi, trong quá trình mổ lấy thai, sản phụ sẽ ngủ và không biết gì. 
  • Ưu điểm phẫu thuật thuận lợi, thời gian mổ có thể kéo dài.

Nhược điểm:

  • Nhược điểm của phương pháp này là một số thuốc mê, thuốc giảm đau qua được nhau thai nên có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Biến chứng nguy hiểm nhất của gây mê nội khí quản là khó đặt nội khí quản để thở dẫn đến suy hô hấp, giảm oxy máu gây nguy hiểm cho mẹ và con

4. Quy trình thực hiện – Gây mê nội khí quản

Bước 1: Chuẩn bị người bệnh

  • Người bệnh được thăm khám gây mê trước mổ phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ biến chứng của tiền sản giật nặng, nhau bong non , hội chứng HELLP, sản giật, biến chứng lần mổ trước (nếu có) và giải thích cho người bệnh cùng hợp tác. 
  • Người bệnh nằm ngửa, thở oxy 100% 3-6 l/phút trước khởi mê ít nhất 5 phút. 
  • Lắp máy theo dõi các dấu sinh hiệu.
  • Thiết lập đường truyền có hiệu quả
  • Tiền mê (nếu cần). 
  • Khởi mê: 

Bước 2: Tiến hành đặt nội khí quản đường miệng 

  • Tiến hành khởi mê nhanh và làm thủ thuật Sellick trong trường hợp dạ dày đầy (ấn sụn nhẫn 20-30kg ngay khi người bệnh mất tri giác tới khi đặt ống nội khí quản xong). 
  •  Luồn ống nội khí quản nhẹ nhàng qua lỗ thanh môn, dừng lại khi bóng của ống nội khí quản đi qua dây thanh âm 2-3 cm. 
  • Rút đèn soi thanh quản nhẹ nhàng. 
  • Bơm bóng nội khí quản. 
  • Kiểm tra vị trí đúng của ống nội khí quản bằng nghe phổi và kết quả EtCO2.
  •  Cố định ống bằng băng dính. 
  • Đặt canul vào miệng để tránh cắn ống (nếu cần). 

Bước 3: Duy trì mê

  • Duy trì mê bằng thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau thuốc giãn cơ (nếu cần). 
  • Kiểm soát hô hấp bằng máy hoặc bóp tay. 
  • Theo dõi độ sâu của gây mê dựa vào nhịp tim, huyết áp, vã mồ hôi, chảy nước mắt (PRST); MAC, BIS và Entropy (nếu có)… 
  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Đau họng
  • Khàn tiếng 

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Suy hô hấp sau khi rút ống nội khí quản 
  • Co thắt thanh – khí – phế quản 
  • Viêm đường hô hấp trên 
  • Hẹp thanh – khí quản 

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy thở cao cấp Carescape R860
  • Monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số (có ETCO2, IBP), B40i

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *