Huyết tương giàu tiểu cầu PRP trong điều trị viêm chóp xoay khớp vai

1. Tổng quan về Huyết tương giàu tiểu cầu PRP trong điều trị viêm chóp xoay khớp vai

  • Tên khoa học: Điều trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP
  • Tên thường gọi: Điều trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị viêm chóp xoay khớp vai.
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Điều trị thoái hóa khớp bằng tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị viêm chóp xoay khớp vai là liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma – PRP) tự thân mới chỉ được áp dụng tại một số bệnh viện lớn, uy tín trên cả nước. Đây là một phương pháp hoàn toàn mới, quy trình rất phức tạp đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc rất hiện đại.

2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Viêm xương
  • Viêm gân nhị đầu vai
  • Viêm chóp xoay
  • Viêm cân gan chân
  • Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay).
  • Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gối.
  • Viêm cân gan chân.
  • Viêm gân hoặc các bệnh lý về gân khác.
  • Chấn thương sụn chêm và dây chằng.
  • Thoái hóa khớp.

Chống chỉ định:

  • Nồng độ Hemoglobin máu dưới 110g/l.
  • Tiểu cầu máu dưới 150.000/mm3.
  • Thai nghén.
  • Thoái hóa khớp gối chưa loại trừ được các bệnh kèm theo như viêm khớp gối nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp).
  • Nhiễm khuẩn ngoài da vùng quanh khớp gối, nhiễm nấm… khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào trong khớp gối.
  • Tiêm corticoid/acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước.

Lưu ý:

  • Thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, nhiễm khuẩn toàn thân, bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông,… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.
  • Trường hợp bệnh nhân đang dùng thuốc chống viêm không steroid thì phải ngừng trong vòng 1 tuần trước điều trị tiêm PRP hoặc acid hyaluronic.

4. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%.
  • Quá trình điều trị nhẹ nhàng.
  • Chi phí hợp lý.
  • Không có tác dụng phụ.

5. Quy trình thực hiện – Huyết tương giàu tiểu cầu PRP

  • Bước 1: Sau khi được khám, có chỉ định tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP, người bệnh sẽ lấy máu và chuyển tách chiết PRP.
  • Bước 2: Sau 1h đồng hồ, chế phẩm này được tiêm trở lại cho người bệnh, trực tiếp vào vùng tổn thương.
  • Bước 3: Sau tiêm, người bệnh có thể về nhà ngay và tái khám sau 3 – 4 tuần để đánh giá hiệu quả điều trị.

6. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân ức chế được cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.
  • Các vết thương lành nhanh chóng và có phản ứng vận động rõ rệt.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Hội chứng kích thích phó giao cảm (hiếm gặp): tai biến do bệnh nhân quá sợ hãi- biểu hiện: choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn..
  • Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với PRP
  • Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Thực hiện thủ thuật trong phòng thủ thuật khép kín và vô khuẩn.
  • Bác sĩ thực hiện cần được trang bị phòng hộ kỹ lưỡng để tránh lây nhiễm.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *