Mở ruột non lấy dị vật

1. Tổng quan về Mở ruột non lấy dị vật (bã thức ăn, giun, mảnh kim loại,…)

  • Tên khoa học: Mở ruột non lấy dị vật (bã thức ăn, giun, mảnh kim loại,…)
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật :

Dị vật đường tiêu hóa là những vật do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống hay trong sinh hoạt. Phần lớn các dị vật sẽ đi qua ruột và ra ngoài cùng với phân (những thứ đến được dạ dày có 80 -90% cơ hội được thải ra ngoài), nhưng một số ít dị vật có thể gây tổn thương cho đường tiêu hóa (các dị vật sắc nhọn) hoặc gây tắc ruột (bã thức ăn). Người bệnh nuốt các dị vật thường không có triệu chứng nhưng cũng có thể có các triệu chứng khác nhau, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng do tắc ruột cao hoặc do thủng ruột

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Chỉ định mổ nội soi trong trường hợp: 

  • Thủng ruột gây viêm phúc mạc 
  • Người bệnh bắt đầu có các triệu chứng tắc ruột nhưng bụng không quá chướng. 
  • Dị vật đường tiêu hóa

Chống chỉ định:

  • Người bệnh thể trạng yếu, sốc do nhiễm trùng, suy thở không cho phép bơm hơi ổ bụng 
  • Người bệnh có tiền sử mổ bụng nhiều lần

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Phẫu thuật ít xâm lấn, ít đau sau mổ và thời gian nằm viện ngắn, do đó giảm chi phí và thời gian điều trị cho bệnh nhân.
  • Kỹ thuật thực hiện nhanh hơn, ít nguy cơ thủng ruột, ruột được tự do hơn.
  • Kiểm soát lưu thông đường ruột và giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy hiểm

Nhược điểm:

  • Bệnh nhân có thể bị tắc ruột lại 

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Bệnh nhân cần phải thực hiện một số xét nghiệm cần thiết cho cuộc mổ, sau đó chuyển tới phòng chăm sóc tiền mê. 

Bước 2: Bác sĩ tiến hành gây mê, tốt nhất là gây mê nội khí quản có dãn cơ để đảm bảo ổ bụng hoàn toàn yên tĩnh, nhất là khi mổ tắc ruột do dính sau mổ.

Bước 3: Tiến hành phẫu thuật điều trị tắc ruột

  • Đặt các trocar
  • Dùng camera quan sát ổ bụng kiểm tra chẩn đoán đúng là có tắc ruột khi thấy các quai ruột giãn trên và xẹp dưới chỗ tắc là khối bã thức ăn bị nghẹt trong lòng ruột và đưa dị vật làm tắc nghẽn đường tiêu hóa ra ngoài.
  • Kiểm tra toàn bộ ống tiêu hóa từ dạ dày, tá tràng trở xuống để chắc chắn không còn các khối bã khác vẫn đang di chuyển trong đường tiêu hoá.
  • Rút các dụng cụ và đóng các lỗ mở trên thành bụng.

Bước 4: Đóng vết mổ.

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Nhu động ruột bình thường, người bệnh trung tiện đại tiện bình thường
  • Bụng mềm, không chướng

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Đau bụng từng cơn
  • Nôn nhiều
  • Bụng chướng
  • Bí trung đại tiện

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần vận động sớm. 
  • Trong một vài trường hợp, người bệnh dù được phẫu thuật theo đúng quy trình rất cẩn thận, sau mổ đi lại sớm, ăn uống sớm vẫn xảy ra dính ruột. Bởi vậy, người bệnh cần phải hiểu rằng tất cả các biện pháp phòng tránh chỉ có tính chất hạn chế, bệnh lý tắc ruột còn phụ thuộc vào cơ địa từng người. Chính vì thế cần có chế độ ăn uống hợp lý tránh tái phát.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *