Nội soi mật tuỵ ngược dòng để cắt cơ vòng Oddi dẫn lưu mật hoặc lấy sỏi đường mật tuỵ

1. Tổng quan về Nội soi mật tuỵ ngược dòng để cắt cơ vòng Oddi dẫn lưu mật hoặc lấy sỏi đường mật tuỵ

  • Tên khoa học: Nội soi mật tuỵ ngược dòng để cắt cơ vòng Oddi dẫn lưu mật hoặc lấy sỏi đường mật tuỵ
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Nội soi mật tụy ngược dòng hay còn gọi là ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography) là kỹ thuật nội soi tá tràng dưới màn tăng sáng X quang để chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường mật và tụy tạng. Kỹ thuật được tiến hành đưa catheter vào đường mật hoặc đường tụy qua máy nội soi tá tràng, qua đó bơm thuốc cản quang vào đường mật hoặc đường tụy với mục đích chẩn đoán và điều trị bệnh lý của đường mật và đường tụy. Ngày nay, ERCP chủ yếu để sử dụng cho điều trị, ít sử dụng cho mục đích chẩn đoán.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Sỏi thận

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Vàng da nghĩ do tắc mật
  • Lâm sàng và sinh hóa, hoặc hình ảnh học gợi ý bệnh lý mật-tụy
  • Triệu chứng cơ năng và thực thể gợi ý u tụy ác tính trong khi hình ảnh trực tiếp không rõ ràng hoặc bình thường
  • Viêm tụy không rõ nguyên nhân
  • Đánh giá viêm tụy mạn hoặc nang giả tụy trước mổ
  • Đo áp lực cơ vòng Oddi
  • Sỏi đường mật
  • Hẹp nhú tá lớn hoặc rối loạn cơ vòng Oddi gây liệt cơ vòng
  • Giúp việc đặt stent hoặc nong đường mật bằng bóng
  • Hội chứng sump
  • Nang đường mật
  • Ung thư biểu mô bóng Vater quá chỉ định phẫu thuật
  • Đặt stent qua chỗ hẹp lành tính hay ác tính
  • Nong cấu trúc dạng ống bị hẹp bằng bóng
  • Đặt thông mũi mật
  • Dẫn lưu nang giả tụy trong những trường hợp thích hợp
  • Lấy mẫu mô ống mật hay ống tụy
  • Rò mật, tụy sau mổ các bệnh lý về sỏi mật, tụy tạng hay rò mật – tụy sau chấn thương
  • Ký sinh trùng trong đường mật

Chống chỉ định:

Người bệnh mới bị nhồi máu cơ tim, bệnh lý tim phổi nặng, dị ứng với thuốc cản quang, rối loạn đông máu nặng, giảm tiểu cầu, đang dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tích hợp cả chức năng điều trị và chẩn đoán.
  • Giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Ít xâm nhập, ít tác động vào cơ thể người bệnh, ít biến chứng hơn.
  • Sau mổ ít đau
  • Thời gian lưu viện ngắn, hồi phục sức khỏe nhanh

Nhược điểm:

Chảy máu từ các mạch máu nhỏ trên thành ống mật chủ, tụ dịch sau mổ do không hút dịch kỹ. Tuy nhiên nhược điểm này chỉ xảy ra nếu như triển khai bởi kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nội soi còn hạn chế.

4. Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Người bệnh sẽ được kiểm tra, đánh giá chức năng sống để đảm bảo an toàn trước khi làm thủ thuật, đã tuân thủ nhịn ăn trước đó.
  • Bước 2: Gây mê nội khí quản hoặc tiền mê, bệnh nhân nằm sấp nghiêng sang trái ¾, đặt ngáng lưỡi và cố định ngáng vào miệng bệnh nhân.
  • Bước 3: Đưa ống soi vào hầu họng, đến thực quản, xuống dạ dày, qua lỗ môn vị xuống đến DII tá tràng, làm ngắn ống soi. Tiến hành thông nhú Vater, đưa guidewire vào ống mật chủ. Đẩy catheter hoặc dao cắt vào đường mật, bơm thuốc cản quang, chụp X quang đường mật để xác định thương tổn. 
  • Bước 4: Cắt cơ vòng Oddi và xử trí thương tổn. Nếu là sỏi ống mật chủ thì dùng bóng hoặc rọ kéo viên sỏi ra ngoài. 

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bụng chướng
  • Buồn nôn và nôn
  • Nuốt đau, nuốt khó hoặc đau họng nhiều

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn ra máu
  • Viêm tụy cấp
  • Chảy máu

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • ERCP là một kỹ thuật cao, do đó cần lựa chọn địa chỉ y tế có các phương tiện kỹ thuật hiện đại và chuyên biệt và người thực hiện ERCP phải có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
  • Bệnh nhân phải nhịn ăn trong 12 giờ, truyền dịch.
  • Trong 10 ngày, bệnh nhân phải liên lạc ngay với bệnh viện nếu có tiêu phân đen hay vấn đề gì khác và không dùng thuốc kháng đông hay chống tiểu cầu.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *