Phẫu thuật lấy thai do bệnh lý sản khoa

1. Tổng quan về Phẫu thuật lấy thai do bệnh lý sản khoa

  • Tên khoa học: Phẫu thuật lấy thai do bệnh lý sản khoa
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật đó:

Tiền sản giật, sản giật là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai với tỉ lệ từ 2% – 8%. Rau bong non là rau bám đúng vị trí nhưng bị bong một phần hay toàn bộ bánh rau trước khi sổ thai. Đây là bệnh lý của hệ thống mao mạch, xảy ra đột ngột có thể tiến triển rất nhanh từ thể nhẹ thành thể nặng Rau tiền đạo là rau bám một phần hay toàn bộ vào đoạn dưới tử cung gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ. Rau tiền đạo có thể gây tử vong hoặc bệnh lý mắc phải cho mẹ và cho con do chảy máu và đẻ non. Phẫu thuật lấy thai là phẫu thuật nhằm lấy thai ra khỏi tử cung sau khi mở bụng và mở tử cung để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Tiền sản giật

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh lý tiền sản giật – sản giật:
  • Tiền sản giật nặng: có 1 hoặc nhiều trong các triệu chứng sau
  • Huyết áp tâm thu ≥ 160 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥110 mm Hg 
  • Protein/ niệu ≥ 3,5 g/24 giờ hay que thử 3+ (2 mẫu thử ngẫu nhiên) 
  • Thiểu niệu, nước tiểu < 20 ml/giờ Creatinine / huyết tương > 1.3 mg/dL 
  • Tiểu cầu < 100,000/mm3 
  • Tăng men gan ALT hay AST (gấp 3 lần ngưỡng trên giá trị bình thường) 
  • Ure máu > 360mmol/l
  • Nhức đầu hay nhìn mờ 
  • Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải
  • Sản giật 
  • Bệnh lý rau bong non chỉ định mổ tối cấp cứu
  • Bệnh lý rau tiền đạo: Rau tiền đạo trung tâm hoặc bán trung tâm hoặc rau cài răng lược: mổ chủ động khi thai đủ tháng hoặc khi có chảy máu nhiều Rau tiền đạo bám thấp, bám bên, bám mép chảy máu nhiều không đủ điều kiện theo dõi chuyển dạ 

Chống chỉ định:

  • Người bệnh không đồng ý 
  • Không đủ phương tiện gây mê, hồi sức 
  • Không thành thạo kỹ thuật 

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật – Phẫu thuật lấy thai do bệnh lý sản khoa

Ưu điểm:

  • Chủ động cho cả sản phụ và bác sĩ trong việc quyết định phẫu thuật tại thời điểm nào để an toàn cho mẹ và bé.
  • Giúp các ca sinh khó diễn ra an toàn và nhanh chóng hơn.

Nhược điểm:

  • Hạn chế những trường hợp có thể đẻ đường dưới bằng Forceps
  • Để lại vết sẹo sau mổ, thời gian hồi phục sức khỏe lâu hơn so với sinh thường.

4. Quy trình thực hiện – Phẫu thuật lấy thai do bệnh lý sản khoa

Bước 1: Chuẩn bị

Người bệnh được nghe giải thích đầy đủ lý do phẫu thuật lấy thai, ký giấy cam đoan phẫu thuật. Thông đái, sát khuẩn thành bụng, trải khăn vô khuẩn sau khi đã được giảm đau.

Bước 2: Tiến hành

Thì 1: Mở bụng:

Thì 2: Mở phúc mạc đoạn dưới tử cung 

Thì 3: Rạch ngang cơ tử cung đoạn dưới đến màng ối. 

Thì 4. Lấy thai và rau

  • Lấy thai: Lấy đầu thai nếu là ngôi đầu, lấy chân thai hay mông thai nếu là các ngôi còn lại Dùng miếng gạc mỏng lau nhớt miệng trẻ Kẹp và cắt dây rốn Tiêm tĩnh mạch chậm(qua dây truyền) 10 đơn vị oxytocin. 
  • Lấy rau bằng cách kéo dây rốn và ấn đáy tử cung qua thành bụng. Làm sạch buồng tử cung. Nong cổ tử cung nếu cần Kiểm tra và kẹp các mạch máu lớn đang chảy 

Thì 5: Khâu vết rạch tử cung và phúc mạc.

Thì 6: Lau sạch ổ bụng, kiểm tra tử cung, phần phụ và các tạng xung quanh, đặt dẫn lưu ổ bụng nếu cần, đếm đủ gạc.

Thì 7: Đóng thành bụng theo từng lớp. Đặt dẫn lưu vết mổ nếu cần thiết

Thì 8: Lấy máu và lau âm đạo 

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Mệt mỏi
  • Cảm giác rét run người do ảnh hưởng của thuốc gây tê
  • Đau vết mổ
  • Khó khăn khi cử động người

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Vết mổ sưng đỏ đau
  • Chảy dịch vàng
  • Sản dịch không chảy ra sau sinh
  • Sản dịch có mùi hôi
  • Sốt cao

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Giường hồi sức sơ sinh Giraffe warmer & Resuscitation
  • Lồng ấp vận chuyển kèm máy thở vận chuyển sơ sinh Airborne Aviator
  • Monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số (có ETCO2, IBP), B40i

6. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Sản phụ không được ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ. Trong ngày đầu vừa sinh chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Sau đó các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, chất sắt, protein, bổ sung các loại vitamin A, B, C, K.
  • Sau sinh sản phụ có thể cử động chân tay nhẹ nhàng tại giường, sau đó có thể bước xuống giường, tập đi bộ trở lại để giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc các biến chứng sau phẫu thuật. Tuy nhiên với những sản phụ đã trải qua giai đoạn chuyển dạ quá khó trước khi quyết định mổ lấy thai hoặc mổ khó khăn mất nhiều máu thì cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Tuần đầu nên lau rửa thân thể  bằng nước ấm, sang tuần thứ 2 có thể tắm rửa bình thường, không chà mạnh lên vết mổ.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *