Phẫu thuật nội soi cắt phần phụ

1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi cắt phần phụ

  • Tên gọi: Phẫu thuật nội soi cắt phần phụ
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Hiện nay nội soi đang dần chiếm ưu thế trong phẫu thuật cắt u buồng trứng hoặc phần phụ, tuy nhiên không phải tất cả vẫn các ca đều mổ nội soi được mà bắt buộc phải phải mở bụng để thực hiện các phẫu thuật trên vì dính hoặc mổ cũ nhiều lần hoặc có những chống chỉ định cho nội soi. Hiện nay, phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi không những được áp dụng cho những bệnh lý phụ khoa lành tính mà còn áp dụng trong các bệnh lý ác tính như: ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, bóc hạch chậu, treo dây chằng hoặc mỏm cắt vào mỏm nhô trong phục hồi sa tạng chậu…

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Ung thư cổ tử cung

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân có chỉ định cắt tử cung do các bệnh lý khác nhau như: U xơ tử cung; U nang buồng trứng
  • Rong kinh, rong huyết điều trị nội khoa thất bại.
  • Quá sản nội mạc tử cung
  • Tổn thương nghi ngờ của cổ TC ( CIN II hay CIN III)
  • Khối u phần phụ kèm u xơ TC
  • Lạc nội mạc trong cơ TC

Chống chỉ định:

Các chống chỉ định mổ nội soi ổ bụng do bệnh lý toàn thân.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Giải quyết khối phần phụ bệnh lý
  • Cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi là kỹ thuật nâng cao, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, không để lại sẹo xấu trên thành bụng.
  • Hạn chế tối đa dùng kháng sinh do dùng kháng sinh dự phòng.
  • Máy móc theo dõi hiện đại (máy đo nhịp tim, huyết áp, đo mạch) trong 24/24.

Nhược điểm:

Đây là kỹ thuật khó, do đó đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và được đào tạo kỹ về kỹ thuật này. Trong quá trình phẫu thuật dễ gây tai biến trên niệu quản khi u quá lớn.

4. Quy trình thực hiện – Phẫu thuật nội soi cắt phần phụ

Bước 1: Người bệnh được gây mê toàn thân bằng phương pháp nội khí quản. Nằm ngang, dạng 2 chân, 2 đùi hơi gập vào thân. Hai tay người bệnh để dọc theo thân nhằm tạo không gian di chuyển cho PTV và trợ thủ viên thứ 1 khi cần thiết.

Bước 2: Đặt cần nâng tử cung

Bước 3: Vào ổ phúc mạc

Bước 4: Cắt TC qua nội soi

  • Thì 1: Đốt và cắt dây chằng tròn, phần phụ:
  • Thì 2: Bóc tách phúc mạc bàng quang-tử cung:
  • Thì 3: Đốt và cắt cuống mạch tử cung:
  • Thì 4: Đốt và cắt dây chằng TC- cùng.
  • Thì 5: Mở âm đạo
  • Thì 6: Lấy tử cung và khâu mỏm cắt âm đạo.
  • Thì 7: Nội soi kiểm tra và đóng bụng.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Sau khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy lạnh, đây là biểu hiện bình thường khi ảnh hưởng bởi thuốc gây mê.
  • Có cảm giác buồn nôn, biểu hiện này có thể can thiệp bởi thuốc hoặc người nhà có thể cho bệnh nhân uống trà gừng để giảm buồn nôn.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Đau, chảy máu ở vết mổ.
  • Xuất huyết nội, hình thành cục máu đông.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Đây là kỹ thuật khó, do đó đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và được đào tạo kỹ về kỹ thuật này. Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần bàn bạc và thảo luận kỹ với bác sĩ, hỏi ý kiến người thân.
  • Bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe và vệ sinh sạch sẽ, tránh đưa bất cứ thứ gì vào trong âm đạo, không thụt rửa âm đạo và quan hệ tình dục sau khi tiến hành phẫu thuật.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *