Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo đường vào hoàn toàn trước phúc mạc (TEP)

1. Tổng quan về Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo đường vào hoàn toàn trước phúc mạc (TEP)

  • Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo đường vào hoàn toàn trước phúc mạc (TEP)
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Ngày nay, phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới nhân tạo đường vào hoàn toàn trước phúc mạc (TEP) được xem là lựa chọn hàng đầu đối với hầu hết các bệnh lý thoát vị bẹn. Đây là một phẫu thuật hiệu quả an toàn với tỷ lệ biến chứng & tái phát thấp, ở lại làm việc nhanh, ít đau so với mổ mở.  

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Thoát vị bẹn người lớn

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Thoát vị bẹn gián tiếp, trực tiếp, 1 bên hoặc 2 bên
  • Cho tất cả các trường hợp thoát vị bẹn ≥ 18 tuổi.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật nội soi như mắc bệnh lý tim mạch, hô hấp nặng không thể chịu đựng được phẫu thuật nội soi, có tiền sử mổ mở điều trị thoát vị bẹn, tiền sử phẫu thuật mở ổ bụng, bệnh nhân có bệnh lý nội khoa nặng không chịu đựng được cuộc phẫu thuật

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Phẫu thuật nội soi tránh được 2 biến chứng nguy hiểm là tắc ống dẫn tinh hoặc teo tinh hoàn, những biến chứng có thể gặp trong khi mổ mở.
  • Phẫu thuật nội soi cũng cho phép đánh giá tình trạng ống phúc tinh mạc bên đối diện và khâu kín ngay nếu nó còn mở, vì vậy có thể ngăn ngừa hiện tượng thoát vị bẹn ở bên đối diện.
  • Có tính thẩm mỹ cao
  • Tỉ lệ tái phát rất thấp
  • Đau ít sau mổ
  • Thời gian nằm viện và thời gian trở lại sinh hoạt ngắn
  • Có thể áp dụng khi các phương pháp mổ mở bị tái phát

Nhược điểm:

  • Là phẫu thuật phức tạp và trường thao tác hẹp
  • Có tỷ lệ tái phát, nhưng tỷ lệ là rất nhỏ

4. Quy trình thực hiện

Bước 1: Bệnh nhân được khám, phát hiện, điều trị (nếu cần thiết) các yếu tố gây tăng áp lực ổ bụng, khám các cận lâm sàng cơ bản chuẩn bị mổ.  Đặt thông niệu đạo hoặc cho người bệnh đi tiểu trước mổ, không đặt thông niệu đạo.

Bước 2: Gây mê toàn thân, có thể gây tê tủy kết hợp với tê ngoài màng cứng (cần bác sĩ gây mê có kinh nghiệm về kỹ thuật này).

Bước 3: Đặt Trocar

Bước 4: Phẫu tích tạo khoảng trống trong khoang tiền phúc mạc

Bước 5: Bóc tách phúc mạc thành bụng

Bước 6: Kiểm soát bao thoát vị.

Bước 7: Đặt lưới

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân gần như rất ít đau sau mổ
  • Bệnh nhân có thể đi lại, tự chủ vệ sinh cá nhân ngay trong ngày đầu sau phẫu thuật
  • Thời gian nằm viện chỉ 1, 2 ngày và rất sớm được trở về với các hoạt động hàng ngày.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Sưng đau vùng bẹn
  • Sưng đau tinh hoàn

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Là kỹ thuật khó nên đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và tại cơ sở y tế có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại.
  • Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ về hướng dẫn sử dụng thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *