Phẫu thuật robot điều trị luồng trào ngược dạ dày – thực quản

1. Tổng quan về Phẫu thuật robot điều trị luồng trào ngược dạ dày-thực quản

  • Tên khoa học: Phẫu thuật nội soi robot điều trị chống trào ngược dạ dày-thực quản
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Phẫu thuật chống trào ngược dạ dày-thực quản bằng Robot qua đường bụng và là phương pháp tiến bộ nhất hiện nay, được áp dụng nhiều tại Mỹ và Châu Âu. Với phương pháp phẫu thuật bằng Robot sẽ có khoảng 3 đến 4 lỗ ở vùng bụng để bác sĩ điều khiển Robot trong quá trình phẫu thuật. Thời gian ca phẫu thuật bằng Robot kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Người bệnh bị viêm thực quản trào ngược được chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, có hoặc không có thoát vị cơ hoành kèm theo, đã được điều trị nội khoa đúng phương pháp trong ít nhất 6 tháng mà không đỡ. 

Chống chỉ định:

  • Thể trạng người bệnh quá yếu không chịu được phẫu thuật. 
  • Người bệnh già yếu, có nhiều bệnh phối hợp. 
  • Người bệnh ung thư thực quản. 
  • Chống chỉ định của phẫu thuật nội soi: 
    • Tiền sử mổ viêm phúc mạc, tắc ruột. 
    • Cổ trướng tự do hoặc cổ trướng khu trú. 
    • Thoát vị thành bụng, thoát vị rốn. 
    • Nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng. 
    • Bệnh lý rối loạn đông máu. 
  • Chống chỉ định bơm hơi phúc mạc: Bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tâm phế mạn. 
  • Các bệnh lý hô hấp: kén khí phổi, khí phế thũng, COPD trên bệnh nhân quá cao tuổi.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

Lợi ích rõ rệt của phương pháp phẫu thuật bằng Robot so với các phương pháp mổ mở là giúp bác sĩ phẫu thuật quan sát và tiếp cận chính xác hơn đến những vùng phẫu thuật ở vị trí hẹp, khó tiếp cận. 

Bệnh nhân ít đau, sẹo mổ nhỏ, ít bị chảy máu nên sẽ hồi phục sức khỏe nhanh hơn, thời gian nằm viện sau khi phẫu thuật được rút ngắn (bệnh nhân chỉ cần nằm viện 1 đến 3 ngày sau ca phẫu thuật), bệnh nhân có thể quay trở lại làm việc khoảng 1 tuần sau mổ. 

4. Quy trình thực hiện – Phẫu thuật robot điều trị luồng trào ngược dạ dày – thực quản

  • Bệnh nhân được gây mê nội khí quản 
  • Tư thế: nằm ngửa, đầu cao, nghiêng trái. 
  • Đặt sonde tiểu. 
  • Hai tay ép dọc thân. 
  • Các bước phẫu thuật : 
    • Bộc lộ lỗ thực quản: dùng Cadiere forceps, móc, bipolar forceps 
    • Di động giải phóng thực quản bằng bipolar và móc, loop. 
    • Khâu lỗ thực quản : kìm kẹp kim và bipolar forcep. 
    • Khâu phình vị : kìm kẹp kim và bipolar forcep. 

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Không có hiện tượng chảy máu vết mổ
  • Sẹo mổ nhỏ, mau lành
  • Có thể xuất hiện sớm

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Tai biến: 
    • Chảy máu nhiều không kiểm soát được qua phẫu thuật robot: chuyển mổ mở. 
    • Tổn thương thủng dạ dày, thực quản: khâu lại thành ruột. 
  • Biến chứng: 
    • Chảy máu: chảy máu trong ổ bụng (theo dõi qua dẫn lưu, dấu sinh tồn và xét nghiệm công thức máu): cần theo dõi sát tùy mức độ mà cần thiết phải phẫu thuật lại ngay qua nội soi hoặc mổ mở. 
    • Tắc ruột do dính sau mổ: hiếm gặp, theo dõi và xử trí như tắc ruột cơ học. Các biến chứng của phẫu thuật nội soi nói chung. Tùy thuộc vào các thương tổn và biến chứng để có thái độ xử trí thích hợp. 

Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Robot Da Vinci thế hệ nhất do Hoa Kỳ sản xuất

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *