Tiêm phòng sởi quai bị rubella có bị sốt không?

Tiêm phòng sởi quai bị rubella có bị sốt không luôn là thắc mắc của nhiều bà mẹ có con nhỏ, nhất là ở thời điểm đến kỳ các bé đi tiêm.

Tất cả các trẻ em đều được khuyến khích nên tiêm phòng sởi, quai bị, rubella nhằm bảo vệ sức khỏe. Thậm chí, không chỉ với trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là các chị em có ý định sẽ có bầu trong thời gian tới cũng nên tham gia tiêm phòng mũi tiêm 3 trong 1 này.

1. Sự cần thiết của việc tiêm phòng sởi- quai bị- rubella

Sởi, quai bị, rubella là những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất hiện nay và có khả năng bùng phát thành dịch. Chúng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như: Sởi ở trẻ em được xem là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Quai bị có thể dẫn tới vô sinh còn rubella có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi hoặc gây sảy thai đến 90% nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ. So với người lớn, trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì vậy chúng ta cần lên kế hoạch phòng ngừa và điều trị sởi, quai bị, rubella từ lúc ban đầu, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Phương pháp ngăn ngừa 3 căn bệnh nguy hiểm hiệu quả nhất chính là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công loại vắc-xin 3 trong 1 vô cùng an toàn và hiệu quả. Loại vắc-xin này đã được nhiều tổ chức y tế uy tín khuyến cáo nên sử dụng 2 liều để đạt khả năng bảo vệ tối ưu cho trẻ em trong việc phòng bệnh (hiệu quả tới 99.7%).

Quy trình tiêm phòng vắc-xin như sau: Đợt 1 tiêm trong khoảng từ 12 – 15 tháng tuổi. Mũi tiêm thứ 2 còn được gọi là mũi tiêm nhắc lại sẽ được tiến hành khi con bạn trong độ tuổi từ 4 – 6.

Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang có ý định sẽ mang thai trong thời gian sắp tới được khuyến cáo cần phải tiêm vắc-xin sởi, quai bị, rubella trước ít nhất 3 tháng.

Trẻ em được khuyến khích nên tiêm phòng sởi – quai bị – rubella.

2. Tiêm phòng vắc-xin sởi quai bị rubella có sốt không?

Nhiều bà mẹ có con nhỏ thắc mắc rằng “tiêm phòng sởi quai bị rubella có bị sốt không?”. Đối với câu hỏi này, các bác sĩ cho biết, tác dụng phụ thường thấy sau khi tiêm vắc-xin đó là bé sẽ bị sốt nhẹ, có khi bị phát ban, sưng đau tại chỗ tiêm trong khoảng 24 giờ. Tỷ lệ này chiếm 25%, tức là thông thường cứ khoảng 4 đứa trẻ thì có 1 trẻ sẽ gặp triệu chứng này. Những tác dụng phụ kể trên là hết sức bình thường và sẽ tự động biến mất trong vòng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài đến 1 tuần hoặc lâu hơn bình thường, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

3. Các đối tượng không nên tiêm vắc xin 3 trong 1

Những trẻ có phản ứng dị ứng nặng đối với gelatin, kháng sinh neomycin, hoặc với mũi vắc-xin đầu không nên tiêm vắc-xin này. Ngoài ra, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc-xin phòng sởi-quai bị-rubella cho trẻ nếu:

  • Trẻ đang trong thời gian sử dụng thuốc steroid hay bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng đến miễn dịch.
  • Trẻ em mắc một số căn bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS hay bệnh bạch cầu cấp.
  • Trẻ bị ung thư.
  • Trẻ bị rối loạn tế bào máu hoặc vừa mới được truyền máu.
Không nên tiêm phòng sởi, rubella, quai bị cho một số đối tượng trẻ em.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *