Chọc ối làm xét nghiệm tế bào

1. Tổng quan về Chọc ối làm xét nghiệm tế bào

  • Tên kỹ thuật: Xét nghiệm chọc ối
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Chọc ối là một thủ thuật có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán trước sinh. Từ dịch ối có thể làm các xét nghiệm phát hiện các bất thường di truyền của thai. Thực hiện chọc ối khi có chỉ định và trong tuần thai từ 16 – 20 tuần tuổi thai

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Áp dụng với bệnh nhân:

  • Siêu âm hình thái có bất thường như tăng khoảng sáng sau gáy…  
  • Xét nghiệm sàng lọc: Double test (dương tính), Triple test (dương tính), NIPT (dương tính).  
  • Mẹ lớn tuổi (trên 35 tuổi)
  • Tiền sử gia đình sinh con bất thường, có tiền sử sảy thai, thai lưu không rõ nguyên nhân
  • Nguy cơ bệnh lý di truyền

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Tư vấn cho thai phụ đưa ra quyết định sinh con khỏe mạnh, phát triển bình thường.
  • Độ chính xác của chọc ối 99,4 %.
  • Giúp bạn sàng lọc nguy cơ Down từ đó có phương pháp án sớm cho phác đồ điều trị
  • Bạn sẽ biết được bé là nam hay nữ và cũng có thể kiểm soát nguy cơ rối loạn giới tính liên kết.

Nhược điểm

  • Có nguy cơ sẩy thai sau chọc ối rất là 1% (tỷ lệ này khá thấp)
  • Có thể gặp một số biến chứng khác như nhiễm trùng hay chảy máu, tuy nhiên nhưng rất hiếm.
  • Một số huyết cầu thai nhi có thể len lỏi vào hệ tuần hoàn của người mẹ, có thể dẫn đến biến chứng cho những bà mẹ có nhóm máu Rh-.
  • Thời gian trả kết quả lâu: 15-21 ngày.

4. Quy trình thực hiện Chọc ối làm xét nghiệm tế bào

  • Bước 1: Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng: công thức máu, sinh hóa, đông máu với kết quả trong giới hạn bình thường, khi toàn trạng ổn định thai phụ sẽ được chỉ định chọc ối
  • Bước 2: Tiến hành thủ thuật vô khuẩn chọc hút dịch ối. Nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ, sau đó mẫu nước ối này sẽ được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Khi thai phụ mang song thai (2 túi ối), có thể sẽ chọc kim 2 lần vào tử cung để lấy nước ối từ hai buồng ối riêng biệt. Sau đó thai phụ sẽ được siêu âm kiểm tra lại tình trạng thai nhi sau thủ thuật
  • Bước 3: Lưu viện sau thủ thuật
  • Sau khi làm thủ thuật, khách hàng được chuyển lại khu nội trú
  • Tiếp tục theo dõi và lưu viện trong khoảng 4 giờ
  • Đánh giá lại tình trạng khách hàng trước khi ra viện
  • Bước 4: Ra viện

Thai phụ đến lấy kết quả chọc ối theo lịch hẹn, bác sĩ sẽ tham vấn kết quả và có những hướng dẫn cho lần khám thai tiếp theo

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Biểu hiện 1: Toàn trạng tốt.
  • Biểu hiện 2: Không có tai biến.
  • Biểu hiện 3: Ra viện đúng kế hoạch.

5. Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Biểu hiện 1: Sốt

Biểu hiện 2: Đau bụng

Biểu hiện 3: Ra máu âm đạo.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Hạn chế vận động mạnh, kiêng quan hệ tình dục trong 2 tuần
  • Khi bệnh nhân có những biểu hiện sau phẫu thuật bất thường như sau cần tái khám ngay: Sốt, đau bụng, ra máu âm đạo.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *