Đặt kim dây định vị tổn thương tuyến vú dưới hướng dẫn của x quang vú

1. Tổng quan về Đặt kim dây định vị tổn thương tuyến vú dưới hướng dẫn của x quang vú

  • Tên khoa học: Đặt kim dây định vị tổn thương tuyến vú dưới hướng dẫn của x quang vú
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Kỹ thuật đặt kim dây định vị u vú trước phẫu thuật là kỹ thuật đặt kim định vị vào vị trí tổn thương dưới hướng dẫn của x quang vú giúp phẫu thuật viên biết được chính xác vị trí u giúp phẫu thuật thành công.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Ung thư vú

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Các tổn thương vi vôi hóa nghi ngờ
  • Các tổn thương dạng khối, tổn thương dạng bất đối xứng hoặc các vùng tổn thương rối loạn cấu trúc không xác định được trên siêu âm.
  • Nếu có nhiều tổn thương nghi ngờ ác tính thì cần sinh thiết toàn bộ các tổn thương nghi ngờ để đánh giá đầy đủ tổn thương, phục vụ cho việc điều trị.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh có các bệnh lý nặng toàn thân: suy tim, suy thận, suy hô hấp.
  • Người bệnh có rối loạn đông máu
  • Người bệnh dị ứng với thuốc gây tê
  • Người bệnh có viêm nhiễm nông tại chỗ
  • Người bệnh quá lo lắng và không hợp tác.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • Chỉ thực hiện thủ thuật này khi siêu âm cho thấy tổn thương một cách rõ rệt. Đối với các vi vôi hóa, ngay cả khi hiện diện dưới dạng chùm, siêu âm vẫn không cho thấy rõ bằng X quang. Vì thế, đòi hỏi phải sinh thiết dưới X quang định vị ba chiều.
  • Bệnh nhân tốt, giảm tỷ lệ xuất hiện phản ứng thần kinh phế vị trong quá trình sinh thiết.
  • Phương pháp mới, hiện đại, ít xâm hại, giảm tối đa tổn thương nhu mô lành lân cận, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. 
  • Thời gian thực hiện nhanh, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày, có thể sinh hoạt bình thường sau 1 ngày, chỉ gây tê tại chỗ, hầu như không để lại sẹo.

Nhược điểm :

  • Đòi hỏi phòng sinh thiết rộng rãi, giá thành đắt.
  • Nếu sau khi sinh thiết lõi bằng kim lớn mà kết quả chưa thể khẳng định, cần thiết tiến hành sinh thiết qua phẫu thuật.

4. Quy trình thực hiện

  • Kim sinh thiết sẽ được đưa vào ở vị trí có thể nhìn rõ được tổn thương nhất và khoảng cách từ da đến tổn thương là ngắn nhất. Vú của bệnh nhân sẽ được ép ở tư thế nghiêng ML hoặc ở tư thế thẳng CC. Tổn thương đích cần sinh thiết nằm trong phần cửa sổ sinh thiết.
  • Các tọa độ đã được xác định sẽ được gửi đến hệ thống sinh thiết và kim sinh thiết sẽ được di chuyển đến vị trí tổn thương đích.Vị trí kim chính xác sẽ được xác nhận bằng việc chụp thêm các hình ảnh trước và sau khi kim sinh thiết bắn ra ở tư thế bóng chếch – 15 độ và + 15 độ.
  • Trong suốt quá trình sinh thiết, kim sinh thiết sẽ được giữ nguyên vị trí bên trong tổn thương, các mẫu bệnh phẩm cắt ra sau đó được chuyển đến một khay đựng ở phía sau kim.
  • Số lượng mẫu bệnh phẩm cần lấy ra phụ thuộc vào kích cỡ của kim, trong đó đối với kim 10- 11G thường cần lấy 12 mẫu, và 4 mẫu cho kim 7- 9 G. Thông thường các mẫu bệnh phẩm được lấy bằng cách để kim sinh thiết quay một vòng 360° 

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo khi sinh thiết nên có thể cảm thấy hơi khó chịu hoặc hơi đau một chút. Không để lại sẹo trên vú.
  • Khi tiêm thuốc tê, bệnh nhân cảm thấy căng vùng da nơi tiêm. Khi đâm kim sinh thiết vào, bệnh nhân cũng cảm giác căng tức một chút.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Ngộ độc thuốc gây tê
  • Dị ứng thuốc gây tê 
  • Tụ máu vị trí chọc
  • Tuột kim hoặc kim di lệch nhiều

6. Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Bệnh nhân thay đồ bệnh nhân và trang sức có thể gây cản trở ở vùng sinh thiết.
  • Trước khi thực hiện sinh thiết bằng kim, bệnh nhân cần thông báo cho Bác sĩ biết các thuốc đang sử dụng, tình trạng dị ứng nếu có nhất là đối với thuốc gây tê. Nếu có sử dụng thuốc chống đông máu, cần ngưng thuốc trên trong vòng 3 ngày trước khi thực hiện thủ thuật
  • Bệnh nhân cũng nên thông báo về các tình trạng sức khỏe gần đây nhất.
  • Nên có người thân hoặc bạn bè đi cùng và đưa bệnh nhân về nhà sau khi thực hiện xong thủ thuật.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *