1. Tổng quan về Ghi điện não giấc ngủ
- Tên khoa học: Ghi điện não giấc ngủ
- Tên thường gọi: Đo đa ký giấc ngủ
- Mô tả sơ bộ kỹ thuật:
Điện não đồ giấc ngủ thực chất là một nghiệm pháp hoạt hóa điện não đồ thông thường, nhưng có ý nghĩa lớn với 1 số loại động kinh chỉ xuất hiện khi ngủ.
2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định:
Bệnh nhân rối loạn giấc ngủ và động kinh khi ngủ
Chẩn đoán các tổn thương cơ do thần kinh, do bệnh cơ hoặc các bệnh lý khác:
- Tổn thương nhu mô cơ (bệnh lý cơ, viêm cơ).
- Theo dõi bệnh nhân những rối loạn chỗ nối thần kinh cơ (bệnh nhược cơ, hội chứng nhược cơ).
- Tổn thương dây thần kinh do chấn thương (chấn thương cột tủy, chấn thương dây thần kinh).
- Định khu những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng ống cổ tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần kinh, bệnh thần kinh vận động, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh.
Chống chỉ định:
Các tổn thương không phải của não bộ.
3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Ưu điểm:
- Phát hiện các rối loạn chức năng của bộ não trong các bệnh lý thần kinh:
- -Chẩn đoán và theo dõi động kinh hay các rối loạn co giật khác
- Hỗ trợ chẩn đoán chết não
- Đánh giá mức độ thức tỉnh trong gây mê
Đo Điện não đồ còn có thể theo dõi chức năng não trong các bệnh lý khác:
- U não
- Chấn thương đầu
- Rối loạn chức năng não
- Viêm não
- Đột quỵ
- Rối loạn giấc ngủ
- Sa sút trí tuệ
4. Quy trình thực hiện
1 Chuẩn bị
- Kiểm tra hồ sơ: đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh.
- Kiểm tra người bệnh
- Người bệnh đã ngủ, thở đều.
- Tình trạng sức khỏe trước khi làm.
2. Thực hiện kỹ thuật
- Người bệnh có thể ngủ ở tư thế nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi
- Điều dưỡng mắc điện cực theo vị trí chuẩn
- Test chuẩn máy
- Ghi điện não theo các đạo trình chuẩn, trong quá trình ghi theo dõi các sóng điện não ở giai đoạn khác nhau của giấc ngủ (4 giai đoạn), theo dõi hiện tượng động mắt hoặc không (trong quá trình ngủ 75%-90% không động mắt).
3. In bản ghi điện não
4. Đọc kết quả điện não (chú ý động mắt và các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ)
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
Sau khi tháo điện cực, mái tóc hơi bù xù thì có thể làm bệnh nhân thấy có chút mệt mỏi, hoặc đầu óc hơi quay cuồng, phát ban nhẹ nơi gắn điện cực, ngứa ran ở môi và các ngón tay trong một thời gian ngắn, các triệu chứng sẽ tự hết sau khi về nhà nghỉ ngơi.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Phải ngủ yên
- Phải hợp tác được với người ghi để thực hiện một số biện pháp hoạt hóa.
- Da đầu sạch
Nguồn: Vinmec