Lưu ý khi trồng răng ở người cao tuổi

Trồng răng ở người cao tuổi nên lưu ý những vấn đề gì để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe là điều mà nhiều người nên biết.

Càng về già thì vấn đề sức khỏe của con người càng được xem trọng. Ngoài việc chữa trị các loại bệnh tật thì những vấn đề liên quan đến việc ăn uống và lối sống hằng ngày cũng được đặt lên hàng đầu. Trồng răng ở người cao tuổi cũng vì thế mà trở nên rất thịnh hành. Việc này không chỉ mang lại sự ưa nhìn về thẩm mỹ mà còn khôi phục khả năng nhai thức ăn, việc ăn uống thuận lợi hơn giúp sức khỏe cải thiện ít nhiều. Nhờ vậy, tinh thần cũng trở nên lạc quan, yêu đời và vui vẻ hơn. Thay vì chờ đợi cho bộ răng rụng hết để thay đi thì việc trồng răng sớm lại có tác động tích cực nhằm giảm thiểu khả năng gãy rụng nhiều hơn ở răng.

Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi trồng răng ở người cao tuổi nên tham khảo nhằm đạt được hiệu quả tối đa nhất:

1. Người già cũng có thể trồng răng “Implant”

Xét về định nghĩa, “Implant” là một trụ có kích thước nhỏ được làm từ Titanium. Trong các vấn đề liên quan đến nha khoa, chúng được sử dụng để cấy ghép vào xương hàm từ đó thực hiện các chức năng tương tự như một chân răng thật sự. Qua một thời gian để trụ Implant bám chắc, hoàn thiện việc liên kết chặt chẽ với xương hàm, bác sĩ sẽ thực hiện phục hình răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

Sự khác biệt của việc trồng răng implant với các phương pháp trồng răng giả truyền thống thường thấy nằm ở khả năng bảo tồn xương hàm tốt hơn do răng implant có chân răng . Vì thế, chúng hoạt động dựa trên nguyên lý như răng thật, từ đó hạn chế việc tiêu xương và khả năng ăn nhai cũng được cải thiện và trở nên rất chắc chắn.

Người già thường có tỷ lệ rất cao mắc phải các bệnh lý nền hoặc các căn bệnh tiềm tàng không được biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Do đó, trước khi thực hiện phương pháp trồng răng implant, bạn cần có được lời khuyên cụ thể từ bác sĩ nhằm xác định liệu các vấn đề về sức khỏe mà bạn đang mặc phải có ảnh hưởng đến việc trồng răng implant hay không.

Tuy vậy y học ngày nay rất hiện đại và đang phát triển nên nếu được thăm khám và chữa trị phù hợp, kịp thời thì bệnh lý có thể được kiểm soát mà việc trồng răng cũng đạt được kết quả cao.

2. Người cao tuổi cũng có thể “làm cầu răng sứ”

Dựa trên nguyên lý hoạt động từ việc mượn lực nâng đỡ của những răng bên cạnh để khôi phục lại thân răng đã mất là đặc điểm của phương pháp “cầu răng sứ”. Biện pháp này được sử dụng khi bệnh nhân bị mất 1 răng, bác sĩ sẽ mài 2 răng bên cạnh và gắn cầu 3 răng sứ lên trên.

Mặt nổi trội của phương pháp này là được thực hiện nhanh chóng, không tốn thời gian, chỉ khoảng 2 – 4 ngày. Lực nhai khá cao, tỷ lệ đáp ứng yêu cầu đạt đến khoảng 60 – 70% so với răng tự nhiên.

Tuy nhiên, thời gian sử dụng không được lâu dài cũng là điểm bất tiện của phương pháp này, dưới tác động của cơ hóa học dù ít hay nhiều thì chất lượng của các răng cũng sẽ giảm sút. Một khi chúng đã quá yếu, tuổi thọ và lực nhai của cầu răng sẽ không được bảo đảm như trước. Vì không thể khôi phục được chân răng tại vị trí mất răng nên khi làm cầu răng sứ vẫn sẽ dẫn đến việc bị tiêu xương hàm.

Do đó tốt nhất chúng ta chỉ nên thực hiện cầu răng sứ khi bị mất 1 răng hoặc một ít răng. Những trường hợp mất nhiều răng liên tiếp hay mất răng toàn hàm thực hiện sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn.

3. Thời điểm thích hợp để làm “răng giả tháo lắp” là khi nào?

Răng giả tháo lắp có nhược điểm là lực nhai không cao.

Răng giả tháo lắp là giải pháp mang tính phục hình thân răng. Loại răng giả này có cấu tạo bao gồm: nền hàm nhựa mô phỏng mô nướu và răng giả được ép lên trên.

Xét về kỹ thuật thực hiện thì khá đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng. Dựa theo cấu hình răng miệng, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và gửi thông số về cho kỹ thuật viên phòng thí nghiệm để chế tạo răng giả tháo lắp. Sau đó thực hiện lắp răng giả lên nướu răng.

Nhược điểm lớn nhất của kỹ thuật này là lực nhai không cao, chỉ khoảng 30 – 40% so với răng tự nhiên. Bên cạnh đó, sự không cố định và không chắc chắn trong việc tháo lắp cũng tạo ra nhiều hạn chế, không có chân răng nên không ngăn chặn được hiện tượng tiêu xương hàm.

Vì vậy nên, người già trồng răng giả tháo lắp được nhắc đến là phương án cuối cùng, và thường được chỉ định cho bệnh nhân không đủ điều kiện hoặc không có nhu cầu cấy ghép Implant và cầu răng sứ.

4. Chi phí trồng răng ở người cao tuổi

Để có thể tiến hành được một ca trồng răng cho người cao tuổi hay điều trị, chăm sóc sức khỏe răng miệng, bệnh nhân cũng cần phải chuẩn bị và xem xét đến vấn đề chi phí để thanh toán trước khi điều trị.

Sau đây chính là chi phí tương ứng với 3 dịch vụ trồng răng nêu trên được tham khảo tại “Nha Khoa Đông Nam”:

  • Trồng răng Implant trọn gói được tính vào khoảng 16.500.000 – 28.200.000 đồng/răng, tùy vào loại Implant bệnh nhân chọn.
  • Chi phí  bắc cầu răng sứ chênh lệch phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và giá thành của loại răng sứ được sử dụng. Trung bình 1 răng sứ dao động từ 1.000.000 – 7.000.000 đồng. Đồng thời, bệnh nhân được miễn phí chi phí khám và tư vấn, chụp X-quang tại chỗ.
  • Bên cạnh đó, chi phí việc làm hàm giả tháo lắp là thấp nhất, giao động trong mức giá khoảng 30.000 – 500.000 đồng/răng.

5. Lựa chọn nha khoa phải uy tín

Kết quả của một ca trồng răng ở người cao tuổi có đạt được như mong muốn và tốt nhất hay không phụ thuộc phần lớn vào tay nghề và chuyên môn của bác sĩ thực hiện. Vì thế, bệnh nhân chỉ nên trồng răng ở địa chỉ được cấp phép hoạt động của Bộ Y tế và chính quyền địa phương, uy tín, đáng tin cậy và có thông tin hoạt động rõ ràng.

Có như vậy điểm đến nha khoa đó mới đạt đủ các tiêu chí về chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ tốt nhất cho việc trồng răng ở người cao tuổi. Từ đó, tất cả tình trạng xuất hiện đều được chẩn đoán một cách chính xác và có phác đồ điều trị rõ ràng, cụ thể và tối ưu chi phí.

Trồng răng ở người cao tuổi thì nên chọn địa chỉ uy tín.

Trên đây là một số lưu ý trồng răng ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ về những yêu cầu khi điều trị cũng như nghe tư vấn của bác sĩ về kế hoạch điều trị sau khi đã thăm khám trực tiếp.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *