Những điều cần biết về bệnh sởi người lớn

Sởi là một loại bệnh hô hấp cấp tính mặc dù cho tới thời điểm hiện tại đã có vacxin tiêm chủng nhưng nó lại là một loại bệnh có tỉ lệ bùng phát thành dịch cao. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin cơ bản về bệnh sởi người lớn.

1. Nguyên nhân gây bệnh sởi người lớn

Nguyên nhân duy nhất gây nên bệnh sợi ở người lớn chính là cơ thể người đó bị nhiễm virus. Mầm bệnh này đặc trưng cho sự tồn tại của một loại virus lây từ người bệnh sang người khỏe thông qua đường hô hấp hoặc cũng có thể là do tiếp xúc chung các đồ vật như khăn lau, bàn chải, bát, cốc…

2. Các triệu chứng bệnh sởi người lớn

Bệnh sởi có khá nhiều triệu chứng mà bạn có thể dễ dàng nhận ra mình có đang mắc bệnh đó hay không.

Sốt là triệu chứng điển hình nhất của loại bệnh lý này

Trong thời kì ủ bệnh thì thường virus sẽ xâm nhập vào cơ thể người bệnh 1 – 2 tuần, người bệnh không cảm thấy bất cứ triệu chứng bệnh nào.

Giai đoạn viêm cơ bản: Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy trên da xuất hiện các ban đỏ, người bệnh thường sốt cao, ho hắng kéo dài, sổ mũi, sởi gây ngứa có những người còn rơi vào tình trạng suy  nhược cơ thể.

Biểu hiện ra bên ngoài thì người đó bị viêm kết mạc khiến cho mắt đỏ, trên mặt nổi nhiều ban đỏ. Sau đó, các ban này có thể lan khắp cơ thể.

Khoảng từ ngày thứ 5 trở đi thì sởi người lớn có xu hướng thuyên giảm và người bệnh bắt đầu hồi phục. Người bệnh không còn sốt cũng như các nốt mẩn được bóc vảy. Trong hai tuần tiếp theo thì da dần dần sẽ phai nhạt cũng như đây là giai đoạn mà bệnh nhân không bị truyền nhiễm.

3. Cách điều trị bệnh sởi người lớn

Điều trị bệnh sởi người lớn là việc loại bỏ các triệu chứng bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân khôi phục bệnh dần dần.

Trong quá trình điều trị bệnh nên ăn những loại thực phẩm mềm dễ tiêu hóa như cháo
  • Nếu người bệnh sốt thì nên sử dụng thuốc hạ sốt, tuyệt đối không dùng aspirin; thay vào đó có thể sử dụng panadol hoặc paracetamol để thay thế.
  • Để loại bỏ các triệu chứng viêm kết mạc thì người bệnh có thể sử dụng các loại nước rửa đặc biệt hoặc là các loại thuốc hỗ trợ.
  • Nếu sử dụng thuốc kháng sinh do bác sỹ kê thì nên dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không lạm dụng thuốc vì kháng sinh có thể để lại những tác dụng phụ không mong muốn.

Nói chung, bệnh sởi người lớn có điều trị nhanh hay chậm còn phục thuộc rất nhiều vào việc kiêng khem, sởi có kiêng tắm không cũng như chế độ chăm sóc. Trong quá trình mắc bệnh lý này người bệnh nên ở trong phòng kín, tránh tiếp xúc vói quá nhiều người vì có thể lây bệnh sang cho họ. Đồng thời, nên ăn những loại thực phẩm mềm như cháo, súp… nó sẽ giúp cho việc ăn uống và tiêu hóa dễ dàng hơn.

Bệnh sởi người lớn không phải lầ một bệnh lý quá xa lạ. Tuy nhiên, nó sẽ gây nên những phiền toái đồng thời ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như công việc của người bệnh. Điều quan trọng khi mắc bệnh chính là phát hiện ra mình mắc bệnh thông qua các triệu chứng và nhanh chóng có phương pháp điều trị kịp thời.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *