Những loại mụn nguy hiểm không nên nặn

Khi da bị mụn chúng ta thường nặn hết cồi mụn sau đó chăm sóc da để mụn nhanh lành hơn. Tuy nhiên có một số loại mụn nguy hiểm chúng ta không nên nặn vì sẽ gây những biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng.

Với những loại mụn thường như mụn cám, mụn đầu đen chúng ta có thể tự nặn tại nhà để giúp mụn nhanh lành hơn. Nhưng có những loại mụn chúng ta tuyệt đối không nên nặn mà nên đi khám da liễu để có cách chữa trị khoa học.

Mụn đinh râu

Mụn đinh râu là một dạng mụn nhọt rất độc, thường xuất hiện ở quanh miệng và có thể gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như gây viêm tắc các tĩnh mạch trong não hoặc nhiễm trùng máu, áp xe não, phổi, sốc phản vệ nếu tự ý nặn tại nhà không đúng cách. Loại mụn này là thể nhiễm trùng khi chúng ta nặn mụn trứng cá hay mụn nhọt không đúng cách, xước rách da do cạo râu, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương hở này và hình thành mụn đinh râu.

Mụn đinh râu thường mọc xung quanh vùng miệng như môi, mép, cằm và quanh mũi (thậm chí trong lỗ mũi), thường chỉ mọc đơn lẻ. Ban đầu chúng xuất hiện tương tự như mụn trứng cá với nốt sưng đỏ, sau sẽ phát triển to và gây đau. Tuy nhiên mụn đinh râu sau một thời gian sẽ mưng mủ và có ngòi màu đen như đầu đinh, đồng thời kèm theo cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn và chán ăn.

Nếu như lúc này chúng ra tự ý nặn mụn đinh râu sẽ làm cho vết thương bị nhiễm trùng, không những nốt mụn không thuyên giảm mà còn sưng và đau nhức buốt, sau đó bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện sốc phản vệ như sốt cao li bì hơn 40 độ, rối loạn ý thức, kèm theo các biểu hiện về tim mạch, hô hấp, tiết niệu. Khi tiến triển đến tình trạng này nếu ta không được điều trị và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Mụn ác tính

Nếu trên da mặt xuất hiện u cục dị thường, không nên tự tay nặn hoặc dùng vật sắc nhọn tác động vào

Nếu trên da mặt xuất hiện u cục dị thường, không nên tự tay nặn hoặc dùng vật sắc nhọn tác động vào mụn. Một số trường hợp sau khi nặn mụn ác tính dẫn đến hậu quả bệnh nhân mắc bệnh ung thư tế bào ung thư ác tính. Trên mạng đã nhiều lần nhắc nhở về loại mụn này, một người phụ nữ sau khi vô tình nặn mụn ở giữa trán đã khiến khối u này bắt đầu sưng tấy và có dấu hiệu hoại tử. 

Kết quả sinh thiết cho thấy người này bị ung thư tế bào biểu mô ác tính là phải phẫu thuật cắt bỏ tổ chức bị bệnh. Tuy nhiên trường hợp này vô cùng nguy hiểm vì nó có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng mắt, gây ra rối loạn nhắm mở mắt về sau.

Mụn ác tính nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như gây nhiễm độc toàn thân nặng với biểu hiện sốt, da xanh tái, nổi ban, rối loạn tâm thần kinh. Vì thế chúng ta nên cẩn thận với những loại mụn xuất hiện đột ngột và to bất thường, sưng đau kèm theo tình trạng sốt ốm hoặc là viêm. Lúc này bạn cần đến da liễu để điều trị bên trong lẫn bên ngoài.

Mụn bọc mủ

Mụn bọc mủ là loại mụn viêm, sưng to và cứng có chứa mủ, nguyên nhân hình thành là do rối loạn tuyến bã nhờn dưới da do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Vì thế mụn bọc mủ thường mọc ở những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như vùng mặt, cổ, lưng, ngực. Mụn này dễ bị tổn thương, nếu nếu sờ hoặc cạy nặn mụn không đúng đúng có thể khiến mụn vỡ ra, gây viêm nhiễm lây lan tới các lỗ chân lông sạch gây thêm nhiều mụn bọc mới, gây đau nhức khó chịu và gây nhiều hậu quả đối với làn như những vết thâm và sẹo lõm khó điều trị.

Mụn nằm ở những vị trí đặc biệt nguy hiểm.

Không nên nặn mụn ở vùng “tam giác nguy hiểm” được tính từ hai bên miệng tới góc dưới ở mũi

Chóp mũi

Phần dưới chóp mũi (hay phía trên môi) là nơi có huyệt đạo Nhân trung – huyệt đạo “hiểm”, việc nặn mụn sẽ tác động vào huyệt và ảnh hưởng tới cả cơ thể gây choáng đầu, hoa mắt.

Mép 

Mụn mọc ở mép có thể là mụn đinh râu, và nơi đây cũng gần đường miệng là nơi chúng ta thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, nếu nặn mụn sẽ để lại vết thương hở và dễ gây nhiễm trùng.

Khóe mắt

Khóe mắt có chứa nhiều dây thần kinh liên quan đến huyệt đạo Tình minh. nếu cố dùng lực để nặn mụn sẽ khiến bạn bị hoa mắt, choáng hoặc nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.

Vì thế khi mụn xuất hiện ở những vị trí này bạn không nên nặn vì sẽ gây nhiễm trùng nguy hiểm đến sức khỏe. Cách tốt nhất là đến những phòng khám da liễu để được nghe tư vấn điều trị đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của bạn.

Tam giác nguy hiểm

Vùng “tam giác nguy hiểm” được tính từ hai bên miệng tới góc dưới ở mũi, là nơi các mạch máu vùng này liên kết với nhiều khu vực ở hộp sọ. Nặn mụn ở khu vực này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng và nếu không được điều trị, nó sẽ lan tới não và có khả năng gây tử vong.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *