Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên kết hợp với chọc hút tế bào

1. Tổng quan về Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên kết hợp với chọc hút tế bào

  • Tên khoa học: Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên kết hợp với chọc hút tế bào

Mô tả sơ bộ kỹ thuật

Siêu âm nội soi là kỹ thuật kết hợp giữa nội soi và siêu âm, trong đó đầu dò siêu âm được áp sát với các tổn thương cần thăm dò qua đường nội soi: Tổn thương thành thực quản, dạ dày, ruột, gan, tụy mật…Thủ thuật siêu âm nội soi sử dụng sóng siêu âm từ một đầu dò để tạo ra các hình ảnh về đường tiêu hóa. Bác sĩ  sẽ đưa đầu dò qua miệng, xuống thực quản và đi vào dạ dày hoặc ruột non. Đầu dò có đèn và một thấu kính gắn vào đầu để giúp bác sĩ nhìn rõ hơn. Thủ thuật này thường xảy ra cùng lúc với thủ thuật sinh thiết và sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn cụ thể hơn về khối u.

Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán bệnh gì?

  • Viêm tụy cấp
  • Sỏi mật

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

Chẩn đoán các bất thường ở dưới niêm mạc của ống tiêu hóa:

  • Phân biệt một tổn thương ở thành ống tiêu hóa hay từ bên ngoài
  • Đánh giá kích thước và cấu trúc khối u
  • Đánh giá độ lớn của các nếp niêm mạc dạ dày
  • Chẩn đoán varices ở thực quản và dạ dày

Chẩn đoán giai đoạn các khối u đường tiêu hóa

Chẩn đoán một số bệnh lý của tụy và đường mật

  • Đánh giá các giai đoạn ung thư
  • Xác định vị trí của các u nội tiết
  • Phát hiện sỏi và và giun trong ống mật chủ

Các chỉ định khác

  • Đánh giá kết quả điều trị varices
  • Bệnh lý viêm nhiễm đường ruột
  • Bệnh lý nhu động thực quản
  • Loét lành tính đang liền sẹo
  • Đánh giá nguy cơ chảy máu ổ loét
  • Dẫn lưu nang giả tụy dưới sự hướng dẫn của SANS
  • Viêm tụy mạn
  • Chọc hút tế bào kim nhỏ dưới sự hướng dẫn SANS
  • Chẩn đoán và phân loại ung thư
  • Phá hủy đám rối thần kinh tạng để giảm đau
  • Co thắt thực quản.

Chống chỉ định

  • Các bệnh lý ở thực quản có nguy cơ làm thủng thực quản do hóa chất và thuốc gây hẹp thực quản.
  • Phình tách động mạch chủ
  • Suy tim, tụt huyết áp
  • Suy hô hấp
  • Nhồi máu cơ tim cấp
  • Cơn tăng huyết áp

Chống chỉ định tương đối:

  • Bệnh nhân quá già yếu và suy nhược
  • Bệnh nhân tâm thần không phối hợp được
  • Ho nhiều, gù vẹo cột sống

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật – Nội soi siêu âm đường tiêu hóa

Ưu điểm:

  • Giúp phân biệt tổn thương ở thành ống tiêu hóa hay từ bên ngoài.
  • Đánh giá kích thước và cấu trúc khối u.
  • Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau, khó chịu khi tiến hành nội soi.
  • Chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh.

Nhược điểm:

Đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất phải được đảm bảo vô trùng tối đa nhất, phải có phòng hồi tỉnh sau soi đầy đủ trang thiết bị cấp cứu.

4. Quy trình thực hiện – Nội soi siêu âm đường tiêu hóa

Bước 1: Chuẩn bị:

Cho bệnh nhân uống thuốc chống tạo bọt Simethicone trước soi 30 phút.

Bước 2: Các bước tiến hành

  • Người bệnh nằm nghiêng trái và đặt ống ngậm miệng vào giữa 2 cung rang.
  • Vô cảm, gây mê tĩnh mạch hoặc nội khí quản tùy trường hợp.
  • Đưa mù đèn soi qua thực quản vào dạ dày.
  • Thăm dò SANS của đường tiêu hóa trên có thể tiến hành bằng cách: Trực tiếp áp sát đầu dò lên lớp niêm mạc đường tiêu hóa theo sự hướng dẫn của nội soi, Sử dụng balloon có thể đẩy nước bao quanh đầu dò sẽ tạo nên cửa sổ siêu ấm giúp quan sát tốt nhất thành dạ dày và các tạng xung quanh.

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

Người bệnh sẽ có cảm giác đau tức, khó chịu, buồn nôn.

5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Trước tiên người bệnh cần chuẩn bị tốt tâm lý trước khi soi
  • Nhịn ăn uống 6 giờ trước soi
  • Ngoài ra, người bệnh không nên có các quyết định quan trọng, không nên vận hành máy móc tàu xe sau khi nội soi siêu âm gây mê 12 tiếng đến 24 tiếng.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *