Thăm dò huyết động theo phương pháp PICCO

1. Tổng quan về Thăm dò huyết động theo phương pháp PICCO

  • Tên khoa học: Thăm dò huyết động theo phương pháp PICCO
  • Tên thường gọi : Thăm dò huyết động theo phương pháp PICCO
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật: 

Thăm dò huyết động theo phương pháp PICCO là thủ thuật kỹ thuật cao áp dụng trong hồi sức bệnh nhân sốc, góp phần chẩn đoán, điều trị và theo dõi tình trạng huyết động. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp Swanz Ganz, siêu âm cung lượng tim. PICCO là phương pháp mới có tính ứng dụng cao, nhanh, ít biến chứng có thể áp dụng tại các khoa Cấp cứu.

Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Bỏng

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Bệnh nhân bị suy hô hấp cấp người lớn.
  • Bệnh nhân suy tuần hoàn cấp, không đáp ứng với điều trị nội khoa thông thường.
  • Bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định: sốc, suy tim cấp.
  • Tổn thương phổi cấp (ALI), suy hô hấp tiến triển ở người lớn (ARDS)
  • Đa chấn thương, bỏng nặng, suy đa tạng.
  • Các bệnh nhân có nguy cơ cao trong các can thiệp lớn như: ghép tạng, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật lớn vùng ổ bụng…
  • Trong điều trị sốc sau khi không đáp ứng với truyền dịch.
  • Sốc giảm thể tích, sốc tim, sốc nhiễm khuẩn.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh có tràn khí màng phổi. 
  • Hôn mê, không hợp tác. 
  • Rối loạn đông máu nặng Shunt trong phổi (gây sai số đo).
  • Loạn nhịp nặng (gây sai số đo).
  • Hở các van tim nặng.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

  • 100% bệnh nhân đảm bảo được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ huyết động, kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng các rối loạn tiềm ẩn về huyết động.
  • Có quy trình thực hiện đầy đủ và máy móc, trang thiết bị hiện đại.
  • Bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo chuẩn hóa.
  • Kỹ thuật này ít xâm lấn đến cơ thể so với các kỹ thuật theo dõi khác.

Nhược điểm:

  • Là thăm dò xâm lấn nên có nguy cơ chảy máu, nhiễm khuẩn, hẹp tắc động mạch.
  • Cho kết quả không chính xác trong các trường hợp
  • Bệnh nhân có luồng thông lớn giữa tim phải và tim trái
  • Bệnh nhân bị phình động mạch chủ.
  • Bệnh nhân mắc các loạn nhịp nặng.
  • Bệnh nhân cắt phần lớn phổi, hoặc nhồi máu phổi.
  • Bệnh nhân có đường biểu diễn động mạch có chất lượng kém, đo bằng phương pháp sóng mạch sẽ không chính xác.

4. Quy trình thực hiện Thăm dò huyết động theo PICCO

  • Bước 1:  Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm 3 nòng (tĩnh mạch cảnh trong hay dƣới đòn đều đƣợc) nối cổng proximal trên catheter với bộ phận cảm ứng nhiệt đầu vào.
  • Bước 2:  Đặt catheter động mạch đùi bằng kỹ thuật Seldinger, nối bộ phận đo áp lực và nhận cảm nhiệt đầu ra với máy PiCCO, đặt Zero mức HA, chú ý chọn dạng sóng động mạch chủ vì tuy catheter đặt ở động mạch đùi nhƣng đầu lại ở vị trí động mạch chủ bụng.
  • Bước 3: Sau khi kết nối máy sẽ hiện lên dạng sóng động mạch, và nhiệt độ máu Cài đặt các thông số huyết động trên máy: Vào mục Admit/Discharge nhập tên người bệnh, chiều cao, cân nặng, chọn chế độ Adult. Sau đó sang bên trái màn hình có các ô thông số. Đặt thông số theo ba nhóm sau:  Đánh giá tiền gánh: GEDVI, SVV, EVLWI Cung lượng tim: CI, CO Cung lượng tim liên tục: CCI, CCO Sức cản mạch hệ thống: SVRI.
  • Bước 4: Tiến hành đo:
    • Sau khi cài đặt thông số xong vào mục Menu sẽ hiện lên bảng Cardiac output.
    • Nhấn vào mục này sẽ hiện lên bảng đồ thị hoà loãng nhiệt. Trên bảng này sẽ tự báo cho số ml nước lạnh cần bơm (Thông thường ngƣời nặng 50 kg khoảng 15ml).
    • Chuẩn bị 15ml nƣớc lạnh (nên để dƣới 8 độ C) cho vào syringe 20ml nối với cổng proximal có bộ phận cảm ứng nhiệt đầu vào trên catheter tĩnh mạch trung tâm.
    • Nhấn nút Start trên thanh công cụ ở trên màn hình. Trên màn hình sẽ hiện lên dòng chữ Baseline unstable, do not inject. Chờ khi ổn định màn hình hiện lên dòng chữ baseline stable, inject now. Bơm ngay 15ml nước lạnh trong vòng dưới 10 giây (càng nhanh càng tốt)
    • Trên màn hình sẽ hiện lên đường cong hoà loãng nhiệt. Chờ cho đường cong hiện lên hoàn toàn, các thông số huyết động sẽ hiện ra. Nhấn vào nút Start để tiếp tục đo lần 2.
    • Nên đo khoảng 5 lần sau đó chọn trên màn hình các lần đo có thông số giống nhau nhất.
    • Chọn xong nhấn nút Save and Calculate CO để lưu lại.
  • Bước 5: Kết thúc quá trình đo

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Tại vị trí đường vào động mạch đùi, tĩnh mạch trung tâm không sưng nề, bầm tím, tấy đỏ, chảy máu.
  • Không có biểu hiện thiếu cấp máu phía ngoại vi của vị trí đường vào động mạch
  • Các sóng, thông số huyết động hiển thị phù hợp với lâm sàng. 

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Tại vị trí đường vào động mạch sưng nề, bầm tím, tấy đỏ, chảy máu.
  • Có biểu hiện thiếu cấp máu phía ngoại vi của vị trí đường vào động mạch.
  • Sóng, thông số huyết động hiển thị không phù hợp trên màn hình theo dõi theo dõi.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Thực hiện chuẩn máy vào buổi sáng của ngày có đo TLC. 
  • Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra các chống chỉ định của đo chức năng hô hấp. 

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *