Thở máy xâm nhập

1. Tổng quan về Thở máy xâm nhập

  • Tên khoa học: Thở máy xâm nhập
  • Tên thường gọi: Thông khí nhân tạo xâm nhập

Mô tả sơ bộ kỹ thuật 

Thở máy xâm nhập là hình thức thông khí nhân tạo qua nội khí quản hoặc canun mở khí quản, phương thức thông khí xâm nhập trong đó bệnh nhân thở máy với thể tích lưu thông được đặt trước, tần số thở theo tần số tự thở của bệnh nhân. Phương thức này kiểm soát được thể tích lưu thông của bệnh nhân nhưng không kiểm soát chặt chẽ được thông khí phút và áp lực đường thở sẽ thay đổi tùy theo tình trạng cơ học phổi. Khi sử dụng phương thức này, bệnh nhân không cần ngừng thở hoàn toàn, do đó không cần sử dụng thuốc giãn cơ.

2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  •  Suy hô hấp cấp: Hầu hết các suy hô hấp cấp, trừ các trường hợp cần thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển.
  • Tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi, do đuối nước, do hít…
  • Giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương, ngộ độc.
  • Đợt cấp của suy hô hấp mạn tính.
  • Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.     

Chống chỉ định:

không có chống chỉ định tuyệt đối.

3. Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật

Ưu điểm:

Hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân, đảm bảo sự sống và điều trị bệnh.

Nhược điểm:

Cần phải theo dõi tích cực để tránh các biến chứng về thở máy.

4. Quy trình thực hiện Thở máy xâm nhập

Bước 1: Tiến hành đặt ống nội khí quản nếu bệnh nhân chưa được đặt ống nội khí quản hoặc chưa có ca nun mở khí quản. Bóp bóng có oxy qua ống nội khí quản trong khi chuẩn bị máy thở.

Bước 2: Đặt các thông số máy thở ban đầu

Bước 3: Đặt các mức giới hạn báo động

Bước 4: Đặt các giới hạn báo động, mức đặt tùy theo tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi bệnh nhân.

Bước 5: Tiến hành cho bệnh nhân thở máy. Điều chỉnh thông số máy thở

5. Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Da bệnh nhân hồng hào, đảm bảo trao đổi oxy tốt
  • Khí máu ổn định

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

Tràn khí màng phổi do chấn thương áp lực

6. Những loại máy móc/thiết bị cần có để thực hiện kỹ thuật này

  • Máy thở cao cấp Carescape R860

Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

Nếu bệnh nhân chống máy liên tục, không tìm thấy nguyên nhân cụ thể để giải quyết (tắc đờm, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, co thắt phế quản,…) cần cân nhắc chuyển sang thông khí điều khiển.

Nguồn: Vinmec

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *