Trị liệu cho trẻ tự kỷ/tăng động/chậm nói dài 3.5 giờ

1. Tổng quan về Trị liệu cho trẻ tự kỷ/tăng động/chậm nói dài 3.5 giờ

  • Tên khoa học: Trị liệu cho trẻ tự kỷ/tăng động/chậm nói dài 3.5 giờ
  • Tên thường gọi: Trị liệu cho trẻ tự kỷ/tăng động/chậm nói dài 3.5 giờ
  • Mô tả sơ bộ kỹ thuật:

Bệnh tự kỷ/tăng động/chậm nói được xem bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường.Tuy nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết.

Trị liệu cho trẻ tự kỷ/tăng động/chậm nói dài 3.5 giờ bằng kỹ thuật đơn nguyên kỹ thuật cao điều trị bại não và tự kỷ. Kỹ thuật này bao gồm khám và đánh giá tâm lý trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, chậm trí tuệ, rối loạn hành vi cảm xúc.

2. Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?

  • Chậm nói
  • Tự kỷ ở trẻ em
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

3. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Trẻ em chậm biết nói.
  • Trẻ em bị mắc chứng tự kỷ, trầm cảm.
  • Trẻ em mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn tăng động giảm chú ý.

Ưu điểm:

  • An toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và hòa nhập với cuộc sống.
  • Bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú.

4. Quy trình thực hiện Trị liệu cho trẻ tự kỷ

  • Bước 1: Kiểm tra và xác định tình trạng bệnh lý.
  • Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân mắc bệnh và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
  • Bước 3: Tiến hành điều trị.
    • Vận động trị liệu Glacodoman, PESC.
    • Ngôn ngữ trị liệu theo phương pháp (APA, PESC).
    • Trị liệu nhóm và cá nhân.
    • Trị liệu tâm lý.

Tùy theo sự biểu hiện của chứng tự kỷ ở trẻ mà có cách điều trị khác nhau. Trong đó các bác sĩ thiết lập và giúp trẻ hướng tới sự phát triển tâm lý và nhân cách cá nhân theo đúng như khung tâm lý của trẻ bình thường; giúp trẻ tiếp xúc, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè; dạy trẻ cách nói chuyện, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ cũng như tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân

Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhân bắt đầu chú ý đến lời của người xung quanh.
  • Bệnh nhân bập bẹ nói chuyện và tham gia các hoạt động thường ngày cùng bố mẹ, bạn bè.

Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?

  • Không có dấu hiệu bất thường.

5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này

  • Cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời. Không nên nhốt trẻ trong nhà và cho tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, TV – những thứ có thể khiến hội chứng bệnh của trẻ nặng hơn.
  • Cho con tham gia vào những công việc đơn giản trong gia đình để trẻ có thể làm quen với một số kỹ năng, tăng khả năng phản xạ và kích thích trẻ giao tiếp.
  • Cha mẹ tuyệt đối không đánh, mắng, sử dụng bạo lực với trẻ. Hãy xoa dịu con bằng sự quan tâm, bằng lời nói, ánh mắt.
  • Đối với trẻ bị tự kỷ hay la hét, cần cho trẻ hoà nhập với các bạn bè bằng cách cho trẻ đi nhà trẻ, hay cho chơi cùng các trẻ em khác. Không nên nghĩ vì trẻ bị tự kỷ hay la hét mà tách bé ra khỏi các bạn cùng lứa tuổi. Việc thường xuyên được tiếp xúc với bạn bè sẽ giúp tinh thần trẻ thoải mái, đồng thời giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, tăng khả năng giao tiếp, tương tác với xã hội.
  • Tăng cường giao tiếp, nói chuyện với con: hãy thực hiện như một thói quen ở mọi lúc và mọi nơi, ngay cả khi đang cho bé ngủ, bé ăn, tắm rửa để cải thiện khả năng nghe của con, đồng thời dạy các khái niệm cho bé bằng hình ảnh trực quan để dễ nhớ và học theo.
  • Không nên bắt chước lại ngôn ngữ của con: bé thường phát âm không chuẩn, nói ngọng, do vậy, thay vì bắt chước, bạn nên uốn nắn ngay từ đầu để tránh thành thói quen khó sửa.
  • Cho bé tiếp xúc với nhiều người, tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời hoặc đi lớp để tăng tương tác giúp bé nhanh nhẹn, dạn dĩ và có nhiều cơ hội phát triển hơn ngôn ngữ hơn. Nếu ở thành phố và có điều kiện tốt có thể gửi con đến lớp học chuyên biệt để được giáo viên trợ giúp.
  • Hãy trả lời bé bằng thái độ, cử chỉ dù bé không diễn đạt được. Ví dụ: bé muốn lấy thứ gì đó thì hãy khuyến khích con hành động để đạt được nó, hoặc bé đưa cho bạn vật gì thì hãy đón nhận và biểu lộ cảm ơn để bé hiểu.

Nguồn: Vinmec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *